Thoán truyện là quyển thứ nhất trong 7 Dịch truyện. Thoán truyện chú trọng giải thích quái từ, giải thích tên quẻ; đồng thời thông qua tên quẻ để giải thích nghĩa của toàn quẻ, giải thích ngôn từ của thoán (chỉ quái từ) hay còn gọi là thoán từ truyện. Thoán truyện được chia thành hai quyển: quyển thượng và quyển hạ. Phương thức giải thích Kinh của Thoán truyện có đặc điểm riêng và triết lý sâu sắc.

Phân tích quái thể (hình tượng của quẻ) và quái đức (tính chất của quẻ)

Quái tượng (quái thể) là chọn tượng trưng sự vật cho bát quái. Ví dụ: tương của quẻ Càn là thiên, quân tử, thượng; tượng của quẻ Khôn là địa, tiểu nhân, hạ; tượng của quẻ Đoài là trạch (ao đầm), nữ; tượng của quẻ Cấn là sơn, nam, hiền nhân; tượng của quẻ Ly là hoả, minh (mặt trời), điện; tượng của quẻ Khảm là thuỷ, vũ (mưa); tượng của quẻ Chấn là lôi (sấm); tượng của quẻ Tốn là phong, mộc.

Ví dụ: quái thể của quẻ Thái (Khôn trên, Càn dưới), sách viết: “Thái, tiểu vãng đại lai, cát hanh. Tắc thị thiên địa giao nhi vạn vật thông dã, thượng hạ giao nhi kỳ chí đồng dã. Nội dương nhi ngoại âm, nội kiện nhi ngoại thuận”, ở đây nói về quẻ Thái là quẻ cát, thể hiện mối quan hệ giữa thiên với địa, thượng với hạ; nội quái là quẻ Càn có tính chất dương, kiện; ngoại quái quẻ Khôn có tính chất âm, thuận.

Quái đức (tính chất của quái) là tượng trưng đức tính của bát quái: quái đức của quẻ Càn là kiện, cương, dương; quái đức của quẻ Khôn là thuận, nhu, âm; quái đức của quẻ Đoài là thuyết, nhu; quái đức của quẻ Cấn là dừng; quái đức của quẻ Ly là sáng, thật thà; quái đức của quẻ Khảm là hiểm; quái đức của quẻ Chấn là động; quái đức của Tốn là nhân, nhu.

Trình bày và giải thích về quẻ

Thoán truyện thường dùng tên quẻ để suy ra nghĩa của quẻ bằng cách dựa vào chữ đặt tên cho quẻ để suy đoán hoặc dựa vào nghĩa của tên quẻ để tiến hành luận giải. Thoán truyện phân tích tổ hợp quái tượng thường là từ trên xuống dưới và thông qua phân tích tượng của quái để suy diễn. Ví dụ về quẻ Mông, sách viết: ‘”Sơn hạ hữu hiểm” tức là dưới núi có nguy hiểm và “Sơn hạ hữu tuyền” tức là dưới núi có suối, có nước.

Tính chất của quẻ có liên quan mật thiết với quái từ và hào từ, cho nên khi giải thích quẻ Thoán truyện thường dùng hào vị (vị trí của nét hào) và hào nghĩa (nghĩa của nét hào) để giải thích ý nghĩa của cả quẻ. Trong quá trinh giải thích kinh, sách đã đưa ra một số khái niệm: chính vị, đương vị, trung chính.

– Đương vị: là nói vể hào dương ở vào vị trí số lẻ (số 5). Ví dụ: quẻ Độn (hạ Cấn, thượng Càn) gọi là cương đương vị, trong quẻ này vị trí hào thứ 5 là hào dương của quẻ Càn.

– Chính vị: là nói về hào âm ở vào vị trí số chẵn, hào dương ở vị trí số lẻ (ví dụ: quẻ Gia nhân (hạ Ly, thượng Tốn) gọi là chính vị vì có hào âm (hào thứ 2 quẻ Ly – nội quái) ở số chẵn và hào dương (hào thứ 2 quẻ Tốn ở ngoại quái) ở số lẻ; ngược lại, nếu như hào dương ở vị trí số chẵn và hào âm ở vị trí số lẻ thì gọi là bất đương vị (không đúng chỗ) hoặc thất vị (sai vị trí) (ví dụ quẻ Vị tế).

– Trung chính: là ở vị trí hào giữa của thượng quái, là vị trí số lẻ có hào đương hoặc hào giữa của hạ quái, vị trí số chẵn có hào âm. Ví dụ quẻ Tụng (hạ Khảm, thượng Càn), trong quẻ này cửu ngũ của thượng quái là hào dương lẻ và lại ở giữa thượng quái nên được gọi là trung chính.

Thoán truyện phân tích hào vị và hào nghĩa nhằm xác định hào chính (hào chủ) trong 6 hào của quẻ. Nó phản ánh nội dung của toàn quẻ. Trong 64 quẻ, hào chủ chiếm đa số là hào cửu ngũ, cửu nhị.

Trình bày về dịch lý

Thoán truyện chú trọng vể “thời”, tức là tình hình hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của một quẻ đương thời. Vương Bật chú giải: “mỗi một quẻ có 6 nét vẽ, đều đại diện cho một thời; đều đại diện cho một sự vật cụ thể. Sáu hào dùng để biểu thị quá trình phát triển và biến hoá của sự vật”. Khi luận quái, trước tiên phải biết thời của quái thì mới có thể nắm được nghĩa của quái và lý giải chính xác sự biến hoá của 6 hào. Ví dụ:

+ Quẻ Thái (hạ Khôn, thượng Càn): Càn là thiên, là trời, khí trời từ trên thổi xuống dưới; Khôn là địa, là đất, khí đất từ dưới bốc lên. Nơi giao thoa giữa khí trời và khí đất, nơi âm dương tương giao và tương thông, cho nên thông thoát chính là thời của quẻ Thái.

+ Ngược lại quẻ Bĩ (Càn thượng, Khôn hạ): Càn là thiên ở trên, Khôn là địa ở dưới; âm dương đốì lập bất tương giao (không giao hoà) và mất đi tính thống nhất.

– Triết lý trong Thoán truyện rất phong phú và sâu sắc về thế giới quan và nhân sinh quan.

+ Về thế giới quan: sách đưa ra thuyết giao cảm và cho rằng giao cảm của khí trời và khí đất tạo thành vạn vật hoá sinh. Ví dụ quẻ Cấu: “thiên địa tương ngộ, phẩm vật hàm chương” (nghĩa là sự hưng thịnh của vạn vật là do hội ngộ của thiên địa âm dương); hoặc quẻ Hàm: “thiên địa cảm vạn vật hoá sinh”.

+ Về nhân sinh quan: nổi bật một số thuyết như “pháp thiên trị nhân” và “pháp thiên vị nhân”… sách viết: “Quan hồ thiên văn, dĩ sát thời biến; quan hồ nhân văn, dĩ hoá thành thiên hạ”. Ở đây quan sát thiên văn là quan sát hiện tượng giao thoa của mặt trời, mặt trăng và sao, để có thế hiểu được quy luật của bốn mùa, quy luật của nóng lạnh; quan sát các hiện tượng xã hội, lễ nghi, văn minh nhân loại thì mới giáo huấn và cảm hoá thiên hạ. Thoán truyện còn đề xuất thuyết “thượng trung thủ chính”, thuyết “ hiếu khiêm’’ có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống xã hội.

(Theo Kinh Dịch ứng dụng trong y học cổ truyền)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.