Thời kỳ Ngụy Tấn: Kinh dịch phát triển theo trường phái nghĩa lý học, do Vương Bật (226 – 249) là người đầu tiên sáng lập ra. Trong tác phẩm “Chu dịch chú”, khi lý giải kinh văn, ông không dùng tượng số học đời Hán, không bàn tới quái khí, quái biến và nạp giáp mà ông dùng quan điểm của Dịch truyện chú trọng trình bày và phân tích rõ nghĩa lý. Vương Bật đề xuất thuyết lấy một hào làm chủ. Ông giải thích nghĩa của quẻ chủ yếu dựa vào một hào, từ đó hình thành phái nghĩa lý học và trở thành dịch học chính tông thời kỳ Tấn Đường. Vương Bật là nhà Kinh học cổ văn, vừa chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng Lão, Trang coi trọng nghĩa lý, dùng Dịch truyện để giải thích Kinh dịch mà không dùng tượng số. Dịch học Vương Bật là sản phẩm mà sự kết hợp Kinh học cổ văn thời Ngụy Tấn với trào lưu tư tưởng Lão Trang.

Kế thừa nghĩa lý học của Vương Bật, Hàn Khang Bá (đời Tấn) đi sâu chú giải Dịch truyện theo con đường tư duy biện chứng. Ông cho rằng thông qua Kinh dịch có thể nắm được đạo của biến dịch và lý của thiên hạ; con người thông qua biểu tượng sự vật có thể hiểu được nghĩa lý ẩn chứa trong đó.

 

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.