Kinh dịch từ khi ra đời (từ cuối triều Ân, đầu triều Chu) đến nay đã lưu truyền gần 3 ngàn năm. Ngay từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc, Kinh dịch luôn được mọi người tôn sùng; đến triều đại nhà Hán, Kinh dịch được tôn trọng trọng là một trong ngũ kinh và đứng đầu ngũ kinh. Tự bản thân Kinh dịch hàm chứa tư duy biện chứng, trong đó điểm nổi bật nhất là tư duy biện chứng của quan sát thế giới từ xưa đến nay. Đã có hàng ngàn học giả của các thời đại khác nhau chuyên chú giải phân tích về Kinh dịch và từng bước hình thành hệ thông lý luận. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, kinh qua các giai đoạn khác nhau, Kinh dịch đã hình thành rất nhiều học phái và nội dung của nó ngày càng phong phú và phát triển. Nhờ vậy Kinh dịch được lưu truyền mãi mãi về sau và có ảnh hưởng to lớn tới triết hoc cổ đại, tôn giáo, chính trị. văn hoá nghệ thuật v.v… và các ngành khoa học khác.

Kinh dịch là một tác phẩm đồ sộ, theo dòng lịch sử qua các triều đại, được rất nhiều học giả (các nhà triết học và khoa học tự nhiên) quan tâm nghiên cứu và chú giải, tính từ thời Tần đến nay có khoảng vài ngàn tác giả và tác phẩm khác nhau. Nghiên cứu Kinh dịch ở các triều đại có mạnh yếu khác nhau, hình thành các trường phái và các học giả đại biểu.

Thời Tần Thuỷ Hoàng đã đốt hết các sách về Triết học, Văn học, Sử học, v.v… chỉ cho giữ những sách dạy nghể. Thời kỳ nhà Tần môn bói được tôn sùng, cho nên không đốt sách Chu dịch, vì vậy đến thời kỳ này Kinh dịch không bị thất truyền và gián đoạn.

Thời kỳ nhà Hán, Kinh dịch được tôn trọng và chiếm vị trí quan trọng đứng đầu trong ngũ kinh, việc nghiên cứu thuyết trình về Kinh dịch đã trở thành một ngành học vấn.

Một số học giả và trường phái tiêu biểu thời Tây Hán sáng lập thuyết quái khí và tượng sô học như: trường phái Mạnh Hỷ, Kinh Phòng; Trường phái Phí Trực không dùng quái khí, âm dương mà chú trọng nghĩa lý ở trong Dịch truyện để giải thích Kinh dịch, ông giải thích Kinh theo tư tưởng của Nho gia; trường phái Hoàng Lão thuộc Đạo giáo dùng âm dương biến dịch để giải thích.

Học giả Mạnh Hỷ trong “Chu dịch chương cú” dùng Học thuyết Âm dương để giải thích Kinh dịch; đồng thời căn cứ vào sự biến hoá của quái tượng để dự đoán sự thay đổi của thời tiết, suy đoán cát hung của con người và sự vật. Ông là người đề xướng thuyết quái khí, quái khí tức là dùng bát quái (64 quái phối hợp với một năm 4 mùa, 12 tháng, 24 tiết khí, 365 ngày) để giải thích sự biến hoá của tiết khí trong một năm. Ông dùng 4 quẻ chính là Khảm, Ly, Chấn, Đoài phối với 24 tiết khí trong năm (từ Đông chí đến Kinh trập là quẻ Khảm; từ Xuân phân đến Mang chủng là quẻ Chấn; từ Hạ chí đến Bạch lộ là quẻ Ly; từ Xuân phân đến Đại tuyết là què Đoài); sáu hào trong mỗi quẻ chủ quản một tiết khí v.v… Thuyết tượng số còn lấy số chẵn số lẻ và âm dương để giải thích hai khí âm dương; lấy biến hoá của sô chẵn số lẻ trong quái tượng để giải thích tiêu trưởng của hai khí âm dương và các nguyên lý trong Kinh dịch.

Kinh Phòng (năm 77 trước CN – năm 37 trước CN) với “Kinh thị dịch truyện đã phát triển thêm thuyết quái khí của Mạnh Hỷ, ông lập ra môn học Tượng số, đề xuất thuyết Bát cung quái và phối hợp với thiên can, địa chi để giải thích sự bất thường của khí hậu.

Thời Đông Hán, nổi bật có Trịnh Huyền (127 -200) với 8 loại “dịch vĩ” đã dùng số sinh va số thành của ngũ hành để giải thích tượng và số trong Kinh dịch trên cơ sở đó xây dựng thuyết ngũ hành sinh thành. Ông thường dùng Thi, Thư, Lễ, Nhạc để giảng giải Kinh dịch và chú trọng chú giải tinh vi, dẫn chứng kỹ càng.

Kế đến Ngu Phiên (164-233) trong “Chu dịch chú” đề xuất chuyển thuyết quái khi thành thuyết quái biến (biến hoá của quẻ), dùng sự biến đổi quẻ để giải thích kinh, truyện. Theo Ông hai quẻ Càn, Khôn là phụ mẫu của bát quái và là nền tảng của 64 quái. Ông cho rằng hai hào trong một quẻ nào đó biến dịch lẫn nhau thì có thể biên thành một quẻ khác. Ông là đại biểu dùng tượng số để giải Kinh dịch và đưa thuyết này thời nhà Hán phát triển rực rỡ.

Sau đó đến Ngụy Bá Dương với tác phẩm nổi tiếng “Chu dịch tham đồng khế” dùng nguyên lý của Kinh dịch giải thích và thuyết trình phương pháp và lý thuyết luyện đan. Ông đề xướng thuyết nguyệt thể nạp giáp; lấy bát quái (64 quái) phối hợp với thiên can, địa chi ngày và dựa theo tuần trăng tròn hay khuyết để thuyết minh phương pháp luyện đan.

(Theo Kinh Dịch ứng dụng trong y học cổ truyền)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.