Dịch truyện xuất hiện vào thời kỳ đầu xã hội phong kiến, từ giai đoạn Xuân Thu chuyển sang Chiến Quốc. Thời gian này là thời kỳ đầu của xã hội phong kiến, tư tưởng triết học trong đó cũng tiến bộ hơn. Dịch kinh do điều kiện kinh tế phát triển hơn và trình độ sản xuất công nông nghiệp không ngừng nâng cao, sức sản xuất đã có những bước phát triển mới nhờ đã ứng đụng sắt thép. Khi trình độ sản xuất và kinh tế phát triển đã làm cho tư duy khoa học và tư duy triết lý cũng phát triển theo, từ đó hình thành các trường phái học thuật: Nho gia, Lão tử, v.v…

Kế thừa và phát huy tư duy triết lý, khoa học lúc bấy giờ, các học giả đi sâu trình bày lý giải Dịch kinh làm cho Dịch kinh thoát khỏi bói toán và trở thành một bộ tác phẩm đồ sộ vể triết học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Dịch truyện trình bày và giải thích Dịch kinh. Dịch truyện gồm có 7 loại, tổng cộng 10 quvển và còn gọi là Thập dực. Khổng Tử (551 – 479 trước công nguyên) viết Thập dực để giải thích kinh văn trong Kinh dịch, ý nghĩa của Truyện có nét tương đồng tương đối so với Kinh (Khổng Tử coi phần viết thêm của ông như 10 cánh chim nên gọi là Thập dực, ý nói đến đây Kinh dịch đã hoàn tất và có thể bay bổng lên được). Dịch truyện cũng là một bộ sách đồ sộ, trong đó mỗi một thiên truvện Khổng Tử đã đem nghĩa và lý hàm chứa trong Kinh dịch nâng cao lên một tầm cao mới, đồng thời phát huy những nhân sinh quan, thê giới quan của Kinh dịch làm sáng tỏ Chu dịch của Văn Vương.

Sau đó Khống Tử chia Kinh dịch làm 2 thiên: Thượng kinh (30 quẻ) và Hạ kinh (34 quẻ). Như vậy dịch sau khi được Khổng Tử định lại, gồm có 12 thiên ngắn (2 thiên kinh và 10 thiên truyện) bao quát những phần sau đây:

  • Phần diễn về Hà đồ và Tiên thiên bát quái từ thời vua Phục Hy (4477 – 4363 trước CN).
  • Phần diễn về Lạc thư và Cửu trù hồng phạm của vua Hạ Vũ (2205-2167 trước CN).
  • Phần ghi Thoán từ và Hậu thiên bát quái của vua Văn Vương nhà Chu (1144-1142 trước CN)
  • Phần ghi Hào từ của Chu Công Đán (con của Chu Văn Vương).
  • Phần Thập dực (10 thiên truyện) của Khổng Tử.

Thập dực truyện bao gồm 7 loại và có tổng cộng 10 quyển:

  1. Thoán truyện: 2 quyển (Thoán thượng truyện, Thoán hạ truyện)
  2. Tượng truyện: 2 quyển (Tượng thượng truyện, Tượng hạ truyện)
  3. Văn ngôn truyện
  4. Hệ từ truyện: 2 quyển (Hệ từ thượng truyện, Hệ từ hạ truyện)
  5. Thuyết quái truyện
  6. Tự quái truyện
  7. Tạp quái truyện.

(Theo Kinh Dịch ứng dụng trong y học cổ truyền)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.