Do sắp xếp thứ tự các quẻ khác nhau mà thời xưa qua các triều đại vua chúa có những loại dịch khác nhau. Theo sách Chu Lễ thì đời nhà Chu (Trung Quốc) quan Thái Bốc trông coi ba loại dịch đó là:

  • Liên sơn dịch: là sách dịch của Nhà Hạ (2205-1166 trước CN) (còn gọi là Hạ dịch, là dịch của Thần Nông), lấy quẻ trùng Cấn (là núi) đặt lên đầu (sơn cũng lả núi), kinh quái đều là 8 quẻ, trùng quái là 64 quẻ. Vì Thần Nông là Viêm Đế (hiệu là Sơn Thị) cho nên gọi tên là Liên sơn dịch, được nhà Hạ tuân theo, đã thất truyền.

Tên của dịch này còn có ý nghĩa là “mây từ mù bốc ra liên miên không bao giờ dứt”. Nguồn gốc dịch này có từ thời Vua Phục Hy (4477 – 4363 trước công nguyên) khi mà cuộc sống của con người thời thượng cổ còn phải dựa vào hang động trong núi, nên lấy mây mù làm gốc.

  • Quy tàng dịch: là sách dịch của nhà Thương (1766 – 1337 trước công nguyên) và nhà Ân (1137-1122 trước công nguyên), lấy quẻ Khôn (là đất) làm chủ, với ý nghĩa đất là nguồn gốc muôn loại, mọi vật từ đất sinh ra rồi lại quay về đất, nên lấy quẻ Khôn làm đầu vĩ quẻ Khôn tượng cho đất. Nguồn gốc của dịch này có từ thời vua Hoàng Đế (họ Nghiêu, Thuấn) khi mà nền nông nghiệp bắt đầu, con người phải nhờ đất mà sông, vì vậy lấy đất làm chủ. Quy tàng dịch hiện thất truyền.
  • Chu dịch là sách dịch của nhà Chu (1122-250 trưóc công nguyên), là dịch của Bào Hy (tức Dịch kinh), gồm 64 quẻ, lấy quẻ Càn là trời và quẻ Khôn là đất làm gốc, ngụ ý trời đất là nguồn gốc biến hoá của âm dương. Dịch này phát sinh trong giai đoạn muộn sau này, khi con người đã biết chú ý đến thiên văn lịch toán, nhận xét các hiện tượng của trời đất để làm lịch, vì vậy lấy trời đất làm gốc.

Ngoài ra người Trung Quốc viết rất nhiều về Kinh dịch. Ví dụ: vua Khang Hi nhà Thanh đã cho sưu tầm các sách viết về dịch lý từ thời nhà Chu đến đời nhà Thanh và đã tìm được tới 159 bộ gồm 1761 quyển của 158 tác giả đã đóng góp vào việc phát triển nội dung của Kinh dịch cổ do 5 người đầu tiên xây dựng nên là: Phục Hy, Hạ Vũ, Văn Vương, Chu Công và Khổng Tử; từ đó soạn ra “Tứ khô toàn thư tổng mục đề yếu” gồm 200 quyển, sau rút lại còn 20 quyển gọi là Tứ khố toàn thư thiên minh mục lục và chia làm 4 bộ: Kinh, Sử, Tử, Tập trong đó Kinh dịch được xếp vào loại bộ Kinh.

(Theo Kinh Dịch ứng dụng trong y học cổ truyền)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.