Bối cảnh thời đại của Dịch kinh là xã hội nô lệ. Bộ sách được hình thành từ thời đầu Ân Chu, bấy giờ là thời kỳ chế độ xã hội nô lệ đang ở vào giai đoạn phát triển hưng thịnh, xã hội tương đối ổn định… nền thiên văn, lịch pháp nông nghiệp, công nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ.

Thời kỳ nhà Thương, về phương diện thiên văn, lịch pháp, giáp cốt văn đã có ghi chú về ngày can chi, dụng cụ nhìn mặt trời, đồng hồ đo giờ, nhật thực, tháng nhuận… Điều kiện xã hội lúc này đã tạo điều kiện cho triết lý Kinh dịch ra đời. Tuy nhiên do nhà Thương là xã hội nô lệ, trình độ sản xuất và trình độ khoa học còn thấp, năng lực nhận thức của con người còn hạn chế, do đó mà Kinh dịch mang tính chất bói toán, nhưng về nội dung nó phản ánh từ phương diện kinh tế như: nông nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi súc vật; phương diện xã hội như: phong hầu, kiến quôc, giai cấp, hôn nhân, gia đình, gia tộc… đến các tập quán sinh sống, phong tục, tín ngưỡng, tế tự, ẩm thực, quan niệm đạo đức, quan điểm chính trị, quân sự thời Ân Chu.

Nội dung Dịch kinh gồm quái từ và hào từ tổ thành 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào tổng cộng có 386 hào. Mỗi quẻ bao gồm: hình tượng quẻ, tên quẻ, lời quẻ; mỗi hào có: hào đề và hào từ. Hào đề biểu thị thứ tự của hào và tính chất của hào. Thứ tự của hào gồm: hào thứ nhất là hào sơ, hào thứ hai là hào nhị, hào thứ ba là hào tam, hào thứ tư là hào tứ, hào thứ năm là hào ngũ, hào thứ sáu là hào thượng; tính chất của hào do “cửu” (hào dương) và “lục” (hào âm) tạo thành.

Kinh dịch là bộ sách cổ đồ sộ đã trải qua một quá trình hình thành và hoàn thiện cách đây khoảng 5 ngàn năm, chính vì thế mà tên chính xác các tác giả tham gia biên soạn cho đên nay còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng cơ bản vẫn theo quan điểm của Chu Hy: “Dịch chi vi thư, canh lịch tam thánh nhi chế tác bất đồng Nhược Phục Hy thị chi tượng, Văn Vương chi từ… chí vu Khổng Tử chi tán…”, nghĩa là: Chu dịch bao gồm Dịch kinh và Dịch truyện do ba vị thánh Phục Hy, Chu Văn Vương, Khổng Tử hoàn thành. Chu Hy phân biệt Dịch kinh và Dịch truyện rất rõ ràng, từ Kinh đến Truyện có một quá trình phát triển. Ông cho rằng Phục Hy chỉ vẽ các quái, tuy không có chữ, nhưng trong đó tồn tại lý của dương cát âm hung, dùng Kinh dịch giáo dục dân chúng hướng theo cái lợi và tránh cái hại. Về sau, Văn Vương sáng tác ra quái từ: Chu Công sáng tác hào từ và gắn ngôn ngữ vào đó để giải thích lý của âm dương cát hung mà Phục Hy đã vẽ, tuy có chữ viết song cũng chỉ là ngôn ngữ dành riêng cho bói cỏ mà chưa giảng được đạo lý sâu sắc gì. Đến Khổng Tử viết Dịch truyện và mới đê cập tới triết lý, từ đó ông phân biệt dịch của Phục Hy, dịch của Văn Vương, dịch của Chu Công và dịch của Khổng Tử; trong đó dịch của Phục Hy có bát quái và lục thập tứ quái, Văn Vương sáng tạo ra ngôn ngữ quẻ, Chu Công tạo ra hào từ, Khống Tử tạo ra Dịch truyện.

Tương truyền Kinh dịch khởi thuỷ do vua Phục Hy (4477- 4363 trưốc CN) (còn gọi là Bào Hy hay Thái Cao hoặc Thái Hạo) – là vị vua ở thời thượng cổ của Trung Hoa (thời Tam hoàng: Phục Hy, Thần Nông, Hoàng để). Đây là thời đại chuyển từ du mục sang thời đại nông nghiệp, Phục Hy đã biết dạy dân trồng trọt, chăn nuôi súc vật, làm lưới để đánh cá và cày ruộng; về mặt xã hội thời kỳ xã hội nô lệ đã có tục lệ cưới vợ gả chồng; về mặt lịch sử là thời đại từ du mục chuyển hoá sang thời đại nông nghiệp, chăn nuôi vẫn là một nghề cơ bản.

Hệ từ hạ truyện viết: “ Thời cổ xưa, họ Bào Hy làm vua thiên hạ, ngẩng đâu quan sát thiên văn, cúi người xem xét địa lý, quan sát màu sắc muông thú, thế đất dọc ngang, gần quan sát người, xa quan sát vật, cuối cùng bắt tay tạo ra bát quái là “thần thông chi đức”, là “vạn vật chi tình”; tiếp theo là bện thừng đan lưới, băt cá bắt tôm… mà trước đó chưa từng. Bào Hy qua đời thì Thần Nông nối tiếp, đẽo gỗ làm cày, đục gỗ làm cuốc; nói rõ ích lợi của cày cuốc, giáo huấn nhân dân trước đó cũng chưa từng; họp chợ giữa trưa, khắp bàn dân trong thiên hạ tụ họp buôn bán trao đổi hàng hóa, cuộc sống dần đi lên… Hoàng Đế (họ Nghiêu, Thuấn) trồng dâu dệt vải, thống trị thiên hạ, sáng danh cùng trời đất; đục gỗ làm thuyền, đẽo gỗ làm mái chèo, lợi ích của thuyền là thông thương đường thuỷ; thuần phục bò, ngựa, tải hàng nặng đi xa, thuận lợi vô cùng; kiên trúc cửa nhiều lớp, chống phường đạo chích: phạt mộc dựng nhà, đào hang để ở, muôn dân yên ổn; uốn gỗ làm cung, vót gỗ làm tên, lợi trong săn băn”.

Về nguồn gốc Kinh dịch: Phục Hy nhân khi trông thấy những vết điểm ở lưng con Long Mã nổi trên sông Hoàng Hà, liền lập ra Hà Đồ, vạch ra Tiên thiên bát quái gồm 8 quẻ, mỗi quẻ có 3 vạch (vạch liền biểu thị cho dương, vạch đứt biểu thị cho âm: mỗi vạch là một hào); rồi lại trùng quái bằng cách chồng 8 quẻ lên nhau tạo thành 64 quẻ kép (quẻ trùng quái) mỗi quẻ kép có 6 vạch.

Đến đời nhà Hạ (2205-1766 trước CN) có vua Hạ Vũ, tương truyền khi chơi sông Lạc, nhà vua nhìn thấy một con rùa vàng có những chấm và vạch bố trí như một biểu đồ gọi là Lạc thư mà đặt ra cửu trù hồng phạm (nói về các vấn đề liên quan đến luân thường đạo lý trong trời đất), bao quát cả vũ trụ lẫn con người.

Hơn 1000 năm sau Chu Văn Vương trong thời gian bị giam tại ngục Dữu Lý (từ 1144-1142 tr.CN) đã thay đổi các quẻ dịch của Phục Hy và diễn giải thêm mà đặt thành Hậu thiên bát quái; đồng thời ông đã đặt tên và dùng văn tự giải thích ý nghĩa cho 64 quẻ, rồi viết Thoán từ (hay còn gọi là quái từ) cho mỗi quẻ với những lời giải thích rất ngắn (mỗi quẻ chỉ được một câu).

Ví dụ: quẻ Càn là “nguyên, hanh, lợi, trinh”; quẻ Thái là “tiểu vãng, đại lai, cát, hanh”; quẻ Ký tế là “hanh, tiểu, lợi trinh, sơ cát, chung loạn”,v.v…

Sau đó Chu Công Đán là con của Văn Vương đã đặt ra Hào từ hay Tượng từ cho mỗi hào trong mỗi quẻ; Ông cắt nghĩa tiếng hào trong 64 quẻ, tổng cộng 384 hào, cho mỗi hào một ý nghĩa ngắn gọn, gắn sự cát hung cho từng hào.

Ví dụ về quẻ Càn, Ông viết:

– Hào sơ cửu: “Tiềm long vật dung”; nghĩa là rồng còn ẩn náu, không dùng được.

– Hào cửu nhị: “Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân”; nghĩa là rồng đã hiện lên cánh đồng, ra mắt đại nhân thì lợi.

– Hào cửu tam: “Quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược, lệ, vô cữu”; nghĩa là người quân tử suốt ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn thận trọng như lo sợ, nguy hiểm nhưng không tội lỗi.

– Hào cửu tứ: “Hoặc dược tại uyên, vô cữu”; nghĩa là như con rồng có khi bay nhảy, có khi nằm trong vực (biết tuỳ thời như thế thì không lầm lỗi).

– Hào cửu ngũ: “Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân”, nghĩa là rồng bav trên trời, ra mắt đại nhân thì lợi.

– Hào thượng cửu: “Kháng long hữu hôì”, nghĩa là rồng lên quá cao, có hối hận.

Tất cả những thoán từ của Văn Vương, hào từ của Chu Công đều quá vắn tắt và nhiều câu ý nghĩa thâm sâu, khó hiểu. Tuy nhiên đến thời kỳ này Chu dịch mới thành một cuốn sách có văn từ, nghĩa lý, đời sau gọi là Kinh.

(Theo Kinh Dịch ứng dụng trong y học cổ truyền)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.