Đức chủ hình phụ:
Một trong số nội dung chính của tư tưởng pháp chế của giai cấp thống trị phong kiến. Lấy lý luận âm dương ngũ hành làm cơ sở. Trời đất có hai khí âm dương, dương chủ sinh, là đức; âm chủ sát, là hình. Hai khí âm dương lại lấy khí dương làm chủ, thể hiện đức hiếu sinh của trời. Vì vậy, giai cấp thống trị cần lấy đức trời làm chính, lấy hình sát làm phương pháp phụ trợ. Tư tưởng đức chủ hình phụ mang màu sắc mê tín, nhưng có tác dụng nhất định trong việc hạn chế sự lạm sát bừa bãi của giai cấp thống tri, và giảm nhẹ mâu thuẫn giai cấp.
Âm dương ngũ hành thuyết:
Hợp lưu thuyết âm dương với thuyết ngũ hành. Tức là lấy âm dương để khái quát qui luật thay đổi vật chất của hai loại đối lập và sinh diệt nhau trong giới tự nhiên, coi sự chuyển hóa âm dương là nguồn gốc thay đổi của mọi hiện tượng trong giới tự nhiên, lại dùng ngũ hành tương sinh tương khắc bổ sung cho việc thuyết minh sự biến đổi thủy, mộc, kim, hoả, thổ và các hiện tượng khác trong giới tự nhiên, đồng thời để dự báo nhân sự. Thuyết âm dương ngũ hành xuất hiện vào cuối thời Tây Chu, Trâu Diễn thời Chiến Quốc đã soạn nên tập đại thành và phát triển thành một học phái. Thái bình ngự lãm quyển 17 ghi: thủy, mộc, kim, hoả, thổ đều có đặc tính riêng, thủy ở phương bắc, thuộc khí âm; mộc sinh ở phương đông, khí dương dần thịnh, vạn vật bắt đầu
sinh; hỏa ở phương nam, thuộc khí dương, vạn vật tươi tổt; kim ở phương tây, khí âm dần thịnh, vạn vật tiêu điều; thổ ở trung tâm, chủ sinh vạn vật.
Sự thay đổi giữa thủy, mộc, kim, hoả, thổ biểu hiện sự sinh diệt nhau của hai khí âm dương, tạo thành sự thay đổi của bốn mùa và sự sinh, thành, suy, diệt của vạn vật. Thuyết âm dương ngũ hành còn cố dùng hiện tượng tự nhiên để giải thích chính sự và cát hung họa phúc của xã hội loài người. Cho rằng thuận theo sự thay đổi của âm dương ngũ hành thì quốc thái dân an, bằng không sẽ nước mất nhà tan. Trâu Diễn còn đề xướng học thuyết “ ngũ đức chuyển di”, gọi thuộc tính của ngũ hành là ngũ đức, dùng nó lý giải sự biến động, thay thế của vương triều và lịch sử xã hội, đề cao lí luận tuần hoàn lịch sử. Thời Hán, thuyết âm dương ngũ hành đã trở thành bộ phận tổ thành của học thuyết Sấm Vĩ, được học thuyết thiên nhân cảm ứng tiếp thu.
Ngũ hành:
Chỉ khí của năm loại chất thủy, mộc, kim, hoả, thổ. Âm dương gia lấy tác dụng qua lại giữa năm loại khí này để lí giải qui luật thay đổi và phát triển của giới tự nhiên và xã hội loài người. Thời Chiến Quốc, thuyết ngũ hành rất thịnh hành, đồng thời xuất hiện nguyên lí ngũ hành tương sinh tương khắc. Tương sinh tức là sản sinh và thúc đẩy lẫn nhau, như thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim. Tương khắc tức là làm tiêu hao hoặc bài trừ lẫn nhau, như thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy. Trong đó diễn biến tương khắc bào hàm khả năng khắc trở lại. Ví dụ, thủy tuy khắc hỏa, nhưng hỏa thịnh cũng có thể khắc thủy. Sự sinh khắc của ngũ hành, khi phản ánh xã hội loài người, sẽ biểu hiện thành ngũ đức chuyển di, nên có sự thay đổi vương triều. Một vài quan điểm của học thuyết ngũ hành có yếu tố duy vật thô thiển và phép biện chứng tự phát.
Ngũ tài :
Tức ngũ hành thủy, mộc, kim, hoả, thổ.
(Theo Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa)