Âm dương ngũ hành:

Tên gọi chung của “âm dương” và “ngũ hành”. Trong triết học cổ đại Trung Quốc, âm dương trước hết chỉ hai bộ phận đối lập nhau trong nội bộ nguyên khí; ngũ hành là chỉ quan hệ tỉ lệ khác nhau giữa hai bộ phận nói trên, được hình thành do sự thay đổi thịnh suy theo bốn mùa trong một năm, khiến cho nguyên khí bộc lộ 5 tính chất khác nhau. Cổ nhân cho rằng nguyên khí là cơ sở của tự nhiên và xã hội, cho nên khí âm dương ngũ hành cũng là cơ sở của tự nhiên và xã hội. Học thuyết âm dương ngũ hành cho rằng âm dương ngũ hành có quan hệ đối ứng chặt chẽ với bốn mùa, phương vị, âm luật, thiên can địa chi, mười hai tháng, trong đó chủ yếu là chính ngũ hành, trường sinh ngũ hành, nạp âm ngũ hành. Do các quan hệ này mà vũ trụ liên kết thành một chỉnh thể hữu cơ. Do đó, học thuyết âm dương ngũ hành trở thành cơ sở của văn hóa thần bí Trung Quốc.

Âm dương gia:

Một trong chín trường phái thời Xuân Thu Chiến Quốc. Nhân vật của thời Chiến quốc lá Trâu Diên, v.v… bao gồm học thuyết âm dương, bốn mùa, tám phương vị, mười hai độ, 24 tiết và thuyết ngũ hành ngũ đức chung thủy. Các thứ độn giáp, lục nhâm, trạch nhật (chọn ngày tốt), chiêm tinh sau này đều theo quan điểm của Âm dương gia. Âm dương gia do các quan coi tượng trời thời cổ đại diễn biến mà nên, dùng tượng trời để dự đoán nhân sự, nhắc nhở giai cấp thống trị thuận theo đạo trời. Âm dương gia cho rằng sự thay đổi thời tiết của giới tự nhiên và quy luật sinh trưởng của cây trồng đều chịu sự chi phối bởi sự thịnh suy của âm dương và ngũ hành. Sự hưng suy của các vương triều cũng bị quyết định bởi “âm dương tiêu tức” và “ngũ đức chuyển di”. Họ đã tích lũy được vốn tư liệu phong phú về âm dương tiêu trưởng và ngũ hành sinh khắc, đã luận chứng một cách tương đối khách quan về bản tính và tác dụng qua lại giữa các sự vật. Nhưng họ đem gộp xã hội loài người với thế giới tự nhiên là một, dùng sự biến đổi của giới tự nhiên để so sánh, làm ẩn dụ cho sự cát hung của nhân sự, là phi khoa học. Âm dương gia hưng thịnh từ thời Chiến quốc đến thời Lưỡng Hán, sau đó suy dần. Nho gia, Đạo gia đều hấp thu lý luận của nó, các trước tác của nó đều thất truyền.

Thuyết âm dương:

Học thuyết của âm dương gia cổ đại. Nội dung chủ yếu là luận về quy luật biến đổi của âm dương ngũ hành. Từ đó dự đoán hoặc giải thích cát hung họa phúc và sự thay đổi phát triển của xã hội loài người. Thuyết âm dương cho rằng vạn vật trời đất đều do 2 khí âm dương hợp thành, nhưng sự hợp thành đó không phải là cố định bất biến, mà nó không ngừng tiến triển, sự biến hóa của âm dương là có quy luật. Âm thịnh là thủy, đóng ở phương Bắc; dương thịnh là hỏa, đóng ở phương Nam; khí dương khi dần thịnh là mộc, đóng ở phương Đông; khí âm khi dần thịnh là kim, đóng ở phương Tây; âm dương điều hợp là thổ, đóng ở trung ương.

Do vậy sự hợp thành khác nhau của âm dưong sẽ tạo nên ngũ hành là thủy, mộc, hỏa, kim, thổ. Sự tương sinh tương khắc của 5 chất này tạo nên 4 mùa trong năm và sự thay đổi sinh diệt của vạn vật. Khi khí dương dần thịnh, vạn vật sinh trưởng, mộc phương đông là chủ, lúc ấy là mùa xuân. Khi khí dương cực thịnh, vạn vật tươi tốt, hỏa phương nam là chủ, lúc ấy là mùa hạ. Khi dương suy, âm dần thịnh, vạn vật tiêu điều, kim phương tây làm chủ, lúc ấy là mùa thu. Khi âm cực thịnh, vạn vật xác xơ tàn úa, thủy phương bắc làm chủ, lúc ấy là mùa đông. Sự phát triển của xã hội loài người cũng bắt nguồn từ sự thay đổi của âm dương ngũ hành, sự thay đổi của vương triều ắt tuần hoàn theo “ngũ đức chung thủy”, do vậy giai cấp thống trị cần “xét thời luận sự”.

Mùa xuân và mùa hạ, khí dương làm chủ, thì phải dùng đức để cai trị; mùa thu và mùa đông, khí âm làm chủ, ắt phải dùng hình phạt, không thể hành động trái với thời. Thuyết âm dương cho rằng, thuận theo sự thay đổi âm dương mà thực thi chính sách, thì trời quang mây tạnh, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Ngược lại, mùa màng thất bát, nước tan vua chết. Thuyết âm dương là một hệ thống mâu thuẫn, pha tạp giữa khoa học với vu thuật. Ở một số phương diện, nó có thể đi từ bản tính và tác dụng qua lại của sự vật khách quan mà chứng minh sự thay đổi của giới tự nhiên. Mặt khác nó lại đem pha tạp tự nhiên và xã hội, dùng sự thay đổi của tượng trời làm ẩn dụ về sự phát triển lịch sử và cát hung của loài người.

Âm Dương học:

Triều Nguyên căn cứ theo lệ của Nho học, Y học mà thiết lập Quan học. Triều Minh làm theo, lập ra Học quan âm dương, mỗi phủ bổ một người làm Chính thuật, mỗi châu một người làm Điển thật, mỗi huyện một người làm Huấn thuật. Học quan âm dương đảm trách việc xem thiên văn, dự đoán thời tiết, bói sao và dạy học trò, những người theo học nghề này gọi là âm dương sinh.

Âm dương:

Ý nghĩa thoạt tiên là chỉ việc quay mặt hay quay lưng về phía mặt trời, quay mặt là dương, quay lưng là âm. Về sau dùng để biểu thị khí âm và khí dương tồn tại trong giới tự nhiên, tiến tới mở rộng ý nghĩa, dùng để giải thích hai loại trạng thái hoặc thuộc tính đối lập nhau, cùng tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng. Chu dịch, Hệ từ có câu : “Càn là vật dương, Khôn là vật âm” và “quẻ dương lẻ, quẻ âm chẵn”. Phàm những thứ như nam, động, nóng, ở trên, hướng ngoại, sáng, tiến tới, số lẻ là dương; những thứ như nữ, tĩnh, lạnh, ở dưới, hướng nội, tối, thụt lùi, yếu ớt, số chẵn là âm. Âm dương còn dùng làm tỉ dụ về quan hệ xã hội, như quân thần, quan dân, quân tử, tiểu nhân, vợ chồng Trung y thì dùng âm dương phân biệt tạng phủ kinh lạc, làm căn cứ để chẩn đoán và trị bệnh. Trong bát quái dùng ký hiệu “ – – ” biểu thị âm, ký hiệu “ ” biểu thị dương. Dịch truyện viết : “Một dương một âm gọi là Đạo”. Lão tử viết : “Vạn vật gánh âm mà ôm dương”. Hoàng đế. Tố vấn, Âm Dương ứng tượng đại luận viết: “Âm ở trong, dương phải giữ, dương ở ngoài, âm sai khiến” đã khái quát qui luật phát triển của hai mặt đối lập thống nhất là âm dương tương hỗ.

(Theo Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.