Quái tượng

Quái tượng của Kinh dịch được tạo thành từ sự thay đổi của các hào âm hào dương (số lượng, vị trí, sự sắp xếp) để tạo thành Bát quái và Lục thập tứ quái. Quái tượng của Kinh dịch thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của số hào, vị trí hào và ngược lại.

Các hào âm (—) và hào dương (- -) là cơ sở tạo thành và quyết định nội dung, tính chất của quái tượng.

Các loại quái

– Quái đơn (còn gọi là biệt quái): là các quái có ba hào. Đó là Bát quái trong Tiên thiên bát quái và Hậu thiên bát quái

– Quái kép (trùng quái, hay còn gọi kinh quái): là do hai quái đơn chồng lên nhau. Quái đơn ở dưới gọi là nội quái, quái đơn ở trên gọi là ngoại quái.

Tinh chất của quái

Căn cứ vào các hào âm, hào dương tạo thành quái mà phân chia ra: âm quái và dương quái (dương quái đa âm, âm quái đa dương); có nghĩa là “quẻ dương có nhiều vạch âm, quẻ âm có nhiều vạch dương”. Ví dụ:

+ Quẻ Chấn, quẻ Khảm, quẻ Cấn là dương quái, vì đều có 1 vạch dương, 2 vạch âm.

+ Quẻ Tốn, quẻ Ly, quẻ Đoài là âm quái vì đều có 1 vạch âm, 2 vạch dương.

Tính chất của quẻ chia làm hai loại: quẻ âm và quẻ dương; sự vật mà được tượng trưng cũng chia làm hai loại: sự vật tính cương và sự vật tính nhu.

Quái từ (thoán từ)

Quái từ là ý nghĩa của 64 quẻ kép được Văn Vương viết ra, hành văn ngắn gọn, vắn tắt mà ý nghĩa thâm sâu.

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.