Khái niệm về tượng
Tượng là nguyên bản thể làm mẫu. của vật, là cái được mô phỏng theo nguyên bản mà thành.
Tượng có hai nghĩa: hình thái và biểu tượng. Biểu tượng lại phân biệt làm hai loại: vât tượng và I tượng. Vật tượng là tượng trưng một vật (ví dụ: quẻ Ly là hoả, là lửa); ý tượng diễn tả ý của mỗi hào, mỗi quẻ; ý tượng được dùng nhiều trong Tiểu tượng truyện.
Giá trị của tượng không những ở hình tượng mà còn ở nội hàm phong phú của nó, nó là bức hoạ thu nhỏ của đạo trời đất và đạo người. Trong Kinh dịch, tuợng thường dùng với quái tượng và hào tượng: quái tượng bao gồm quái từ (chỉ sự vật mà bát quái và 64 quẻ tượng trưng) và quan hệ vị trí của chúng (quái vị); hào tượng, tức sự vật mà hai hào âm dương tượng trưng.
Khái niệm về số
Hán thư luật lịch chí viết: “Bát quái Phục Hy khởi nguồn từ số’’. Số của Kinh dịch còn gọi là dịch số (là kết tinh của số lý, triết lý và là cơ sở hình thành số học cổ đại).
Hệ từ truyện viết: “Số của trời là một, số của đất là 2, số của trời là 3, số của đất là 4, số của trời là 5, số của đất là 6, số của trời là 7, số của đất là 8, số của trời là 9, số của đất là 10. Kinh dịch lấy nét vẽ hào dương tượng trưng cho trời, cho nên số của trời là 1; lấy hai vạch của hào âm tượng trưng cho đất, cho nên số của đất là 2. Những số lẻ còn lại đều là số dương, số dương là số của trời như 3, 5, 7, 9; số chẵn 4, 6, 8, 10 là số của đất.
Dịch số có hai hàm nghĩa: một là số âm, số dương, ví như số lẻ là số dương, số chẵn là số âm; hai là số hào, bao gồm hào vị, lấy vị thứ của hào biểu thị quan hệ vị trí của sự vật, số lại lấy cửu là dương, lục là âm.
Dịch số được ứng dụng rộng rãi ở các ngành khoa học: thiên văn, lịch pháp, la bàn v.v…. Trong y học cổ truyền dịch số được ứng dụng vào thuyết tạng tượng, ngũ vận lục khí, học thuyết can chi, khí công dưỡng sinh và châm cứu.
Mối quan hệ giữa tượng và số
Tượng, số, dịch trong Kinh dịch là một thể thống nhất quan hệ qua lại với nhau. Số có cơ sở vật chất, số bắt nguồn từ tượng “tượng định thành số”, “số tượng trưng cho tượng”. Tượng chủ yếu chỉ hào dương và hào âm; số là luật chẵn lẻ, mà dịch thực chất là quan hệ thống nhất đối lập của âm dương. Hán thư viết: “Bát quái do Phục Hy vẽ ra bắt đầu từ số”. Mỗi quái tượng đều bao hàm số nhất định, tượng số là ngôn ngữ cổ xưa nhất của dịch học, ký hiệu dịch quái cũng chính là thể hiện của số, có tác dụng biểu thị hình tượng. Mặt khác số lấy tượng làm cơ sở, mục đích của số là trình bày tượng; số là một loại tư duy trừu tượng và là sự bổ sung đối với tượng. Tượng, số tác động qua lại với nhau và trở thành công cụ nhận thức và thuyết minh sự vật của Kinh dịch.
Ý nghĩa của tượng và số
Tượng, số là nội dung cơ bản và của dịch học. Toàn bộ Kinh dịch hầu như được trình bày bởi tượng và số; thông qua nó để tạo thành ký hiệu, công thức và trình bày các hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội trong vũ trụ.
Dưới ảnh hưởng của tượng và số trong Kinh dịch, cơ sở lý luận cơ bản của y học cổ truyền cũng có đặc điểm tượng số như: Học thuyết Âm dương, Học thuyêt Ngũ hành, Học thuyết Khí hóa, quan niệm chỉnh thể Tam tài, Học thuyết Tạng tượng… đều lấy tượng làm cơ sở.