Chữ “dịch” là chữ tượng hình, được mô phỏng theo hình con Thằn lằn, Sách Thuyết Văn giải tự cho rằng “dịch” là con tích dịch (con thằn lằn) và hiện tượng thay đổi màu sắc 12 lần trong một ngày của rắn thằn lằn thể hiện sự thay đổi 12 giờ có trong một ngày, 12 tháng trong một năm. Mặt khác ở các vị trí khác nhau ta thấy Thằn lằn có màu sắc khác nhau, vì vậy dùng Thằn lằn để ngầm nói lên ý nghĩa luôn biến hoá của mọi vật trong trời đất theo không gian và thời gian.
– Chữ “dịch” trong Hán tự do hai chữ nhật nguyệt cấu thành, mang biểu tượng của âm và dương, nó bao gồm hai chữ: nhật là mặt trời ở trên và chữ nguyệt là mặt trăng ở dưới. Dịch là thay đổi cho nhau như mặt trăng và mặt trời, biểu hiện cho sự chuyển dịch không ngừng của hai thiên thể này đối với mọi lẽ biến hoá trong vũ trụ.
– Chữ “dịch” gồm 2 chữ nhật ỏ trên và chữ vật ở dưới. Ở đây chữ ‘‘dịch” có nghĩa là quan sát, ý nói rằng người xưa khi ngẩng mặt lên trời để “quan” thiên tượng, cúi xuống đất để “sát” địa hình, từ đó tìm hiểu sự biến chuyển của sự vật trong vũ trụ mà hiểu được đạo lý của trời đất, biết việc không nên làm, đúng thời đúng lúc hãy hành động và không làm điều trái với lẽ phải.
(st)