1. Phong Thủy Âm trạch
Trong lịch sử truyền thống và tín ngưỡng văn hóa của người Việt Nam, việc lựa chọn đất để mai táng tổ tiên trong phong thủy được gọi là phong thủy âm trạch. Tín ngưỡng này có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống tồn vong cũng như họa, phúc của con cháu.
Là cuộc đất dùng để chôn người chết, còn gọi là mồ mả. Phong thủy cho rằng, nếu người chết được chôn vào một cuộc đất tốt về phong thủy thì sẽ truyền được phúc đức cho con cháu đời sau.
Trong phong thủy, câu nói “Táng tiên ấm hậu” có nghĩa là việc lựa chọn mảnh đất để mai táng tổ tiên, được tổ tiên phù hộ cho con cháu được hưởng phúc lộc lâu bền. Vì vậy, tất cả những hoạt động có liên quan đến việc lựa chọn vùng đất để mai táng hay làm nền nhà đều được gọi là “Phong thủy âm trạch”.
“Thượng địa chi sơn” là nơi núi được lựa chọn để mai táng, và đặc điểm của nó là : núi non trùng điệp, địa thế như kéo từ trên trời rời xuống, vạn mã phóng bay, hình thành thế lai long rất hùng vĩ. Theo các thầy phong thủy, đây được coi là thế uốn lượn uyển chuyển, vô cùng tốt cho sự hình thành sinh khí rất to lớn. Vị vậy “Táng thiên, Nội thiên” lại ghi lại rằng: “Địa thế nguyên mạch, sơn thế nguyên cột, có sự uốn lượn Đông Tây hay Bắc Nam, ngàn là thước thế, trăm thước thành hình. Thế đến hình dừng, chính là nơi toàn khí. Đất toàn khí sẽ được lựa chọn là nơi an táng phù hợp.
Chính bởi thế rộng là một thế khí to lớn có tính “Toàn khí” trong Phong thủy âm trạch với những đặc điểm như “Đất cao nước sâu, cây cối tươi tốt”. Theo các nhà tử vi, phong thủy sẽ căn cứ vào những thế lai long lớn nhỏ để có thể khẳng định được đẳng cấp phú quý, vì vậy trong “táng thư”, tạp thiên đã có ghi “Thế như vạn mã từ trên trời dẫn xuống”, theo táng vương giả, thế như sóng lớn núi non trùng điệp là táng thiên thừa. Thế như giáng long nước có vòng mây lượn là táng tước lộc tam công. Thế như nhà cửa mọc san sát, cây cỏ xanh tươi đó là thế táng khai phủ kiến quốc.
Dù không hề nói đến những mối quan hệ giữa thế lai long lớn nhỏ cùng đẳng cấp phú quý, trong đó có nói đến núi non trùng điệp, nước vòng quay mây lượn, với cây cỏ xanh tươi. Đây là sự thể hiện rất rõ ràng sự tìm kiếm của con người cùng với môi trường tự nhiên rất đẹp đẽ. Chúng ta luôn hy vọng rằng ngay sau khi chết đi sẽ có thể được trở về với vòng tay của thiên nhiên cùng tìm kiếm môi trường táng địa lý tưởng nhất để có thể biểu hiện và cùng với quan niệm của môi trường của những người cổ đại.
2. Phong Thủy Dương Trạch
Là cuộc đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa, đình, chủa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố. Dương trạch phải hài hòa với thiên nhiên, có môi trường tốt đẹp, làm cho con người thấy vui tươi, mạnh khỏe, hạnh phúc. Dương trạch tốt tức là môi trường tốt.
Người xưa quan niệm số mệnh của một con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó (tức giờ ngày, tháng, năm sinh) mà còn chịu ảnh hưởng của âm phần và dương phần nên có câu “Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự”.
Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn mệnh vận. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt.
Về dương trạch, tức phong thủy của nhà ở, những vấn đề cần xét có rất nhiều như huyệt vị, làm nhà, hướng nhà, cấu trúc nhà, nội thất,… Cần phải xét tất cả các yếu tố mới làm thành phong thủy tốt cho ngôi nhà. Căn cứ vào biện luận về dương trạch trong “Thiên Nguyên Dư Nghĩa” của tiên sinh Tưởng Đại Hồng, dương trạch chia ra làm ba cách:
– Nhà ở tỉnh ấp (tức ở đô thị).
– Nhà ở thôn quê.
– Nhà ở sơn cốc.
Về cơ bản, nhà ở sơn cốc lấy sự tàng phong làm tốt, nhà ở thôn quê thì lấy thủy (tức sông nước) làm quan trọng, còn nhà ở thành thị thì lấy cách cuộc hình thế làm hay.
Xét về nguyện lý cơ bản thì phong thủy âm trạch và phong thủy dương trạch có nhiều điểm tương đồng. Ở khía cạnh mộ phần của người chết và nhà ở của người sống thì âm dương cách biệt, không giống nhau. Vì thế kĩ thuật ứng dụng trong âm trạch và dương trạch cũng khác nhau.
Dương trạch tốt phải hài hòa với môi trường thiên nhiên khi con người sống trên đó luôn có tân trạng vui tươi thoải mái, gần nước, ao hồ, sông suối. Đất đai màu mỡ cao ráo, không ẩm ướt. Có đủ ánh sáng, đi lại thuận lợi, cây cối quanh năm xanh tốt, môi trường xanh, sạch thoáng mát.
Nói chung các công trình kiến trúc (nhà ở mồ mả) đều đòi hỏi sự đối xứng hoàn chỉnh, nhìn thấy bình ổn. Kiến trúc phải có trước có sau, có phải có trái, không được khiếm khuyết chỗ nào. Phần nhiều các toà nhà lớn ở Trung Quốc xưa đều phải có tiền đường hậu viện, đông sương tây sương.
Ngoài ra người ta còn tuân thủ một số nguyên tắc khác như:
– Chiều nam bắc phải dài, chiều đông tây phải ngắn để thành một căn nhà hình chữ nhật hoàn chỉnh mới tốt. (Xem hình )
– Chiều ngang tòa nhà ngắn, chiều dài tòa nhà phải dài để tuân thu nguyên tắc “Thâm tàng bất lộ” mới đạt được hiệu quả tàng chứa phong, vì người xưa quan niệm có sâu (thâm) thì mới chứa (tàng) được nhiều, có không lộ ra thì khí mới không tán.
– Trước phải hẹp sau phải rộng (tức nhà phải nở hậu). Nguyên tắc này hàm ý mọi gian khổ ban đầu dần dần sẽ hanh thông, khí vận càng lúc càng tốt.
– Phía trước thấp, phía sau cao (tức càng về phía sau càng cao dần lên). Nguyên tắc này hàm ý sinh hoạt và địa vị người trong nhà ngày càng được nâng cao, đời sau sẽ hiển đạt hơn đời trước.