1.3.2.1 Y cứ thuyết Phong Thủy Tướng Địa
Thuật Phong Thủy có một nội dung khá rộng lớn so với nhiều môn loại chiêm đoán khác, nó bao gồm cả thiên văn, địa lý và những sinh hoạt trong xã hội. Như vậy loại thuật pháp này phải có khuôn mẫu lý luận để y cứ, nếu không, nhiều nội dung của chúng không thể dung hợp thành một thể được.
Thuật Phong Thủy nhân mạnh sự nhận thức về mối quan giữa ba khái niệm Trời (Thiên), Đất (Địa) và Người (Nhân), loại nhận thức này chính là cơ sở quan niệm cấu tạo nên khuôn mẫu lý luận, chỗ nó y cứ vào chính là vũ trụ quan truyền thống. Như đã nói, chiêm đoán của thuật Phong Thủy về đại thể có thể chia ra làm hai phương pháp lớn là chiêm đoán theo hình thế bên ngoài (thuật ngữ Phong Thủy gọi là Loan Đầu) và chiêm đoán theo phương vị thuật số (Lý Khí), mặc dầu đây là hai môn phái chiêm đoán có phép tắc lý luận riêng, nhưng hai môn phái ấy lại có chung một y cứ lý luận.
1.3.2.2. Ảnh hưởng của vũ trụ quan truyền thống.
Thuật Phong Thủy thông qua nơi cư trú của con người để nhắm tới mục đích chiêm đoán về cuộc sống của con người, vạch ra những điều cấm kỵ cần tránh để có được một cuộc sống trong hoàn cảnh hài hòa. Lý luận Phong Thủy, phần lớn là thể hiện cụ thể nền văn hóa truyền thống, trong đó vũ trụ quan truyền thống Trung Quốc có đặc trưng lớn là tính trật tự, trật tự này có thể khái quát bằng chữ “sinh” , trong Hệ từ của kinh Dịch có câu: “Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái định cát hung. Cát hung sinh đại nghiệp.” (Tạm dịch: Đạo Dịch có Thái cực, sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ, tám quẻ xác định tốt xấu, tốt xấu sinh ra nghiệp lớn.)
Lý luận Dịch vĩ kết hợp Dịch truyện với học thuyết Hoàng Lão thời Ngụy Tấn đã cho ra đời một quan niệm mới về vũ trụ.
Sách “Càn Tạc Độ” viết: “Phù hữu hình sinh ư vô hình, Càn Khôn an tòng sinh? Cổ viết: “Hữu Thái Dịch, hữu Thái Sơ, hữu Thái Thủy, hữu Thái Tố. Thái Dịch giả vị kiến khí dã; Thái Sơ giả khí chi thủy dã; Thái Thủy giả hình chi thuỷ dã; Thái Tố giả chất chi thủy dã. Khí hình chất cụ nhi vị ly, cố viết hồn luân.” (Tạm dịch: Hữu hình sinh ra từ vô hình, vậy Càn Khôn sinh ra từ đâu? Cho nên nói: có Thái Dịch, có Thái Sơ, có Thái Thuỷ, có Thái Tố. Thái Dịch là khí chưa thấy hình; Thái Sơ là sự bắt đầu của khí; Thái Thủy là sự bắt đầu của hình; Thái Tố là sự bắt đầu của chất. Hình, khí, chất đầy đủ mà không tách rời nhau nên gọi là Hồn Luân.)
Hồn Luân chính là hình thái vũ trụ mà Lão tử gọi là “hữu vô hỗn thành” (có và không kết hợp hỗn độn mà thành) và cùng là đặc trưng hình thái ở giai đoạn trước khi hình thành vũ trụ, Thuyết vạn vật vũ trụ sinh sản nuôi dưỡng diễn biến không ngừng có một ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành lý luận chiêm đoán Phong Thủy ở chỗ:
– Vì vạn vật có mối quan hệ tương tác, do đó có thể suy rộng ra thành quan điểm về cách chọn lựa nơi ở, trong đó có bao hàm những kinh nghiệm vừa có thể giải thích, vừa không thể giải thích bằng hiểu biết thông thường. Chẳng hạn ngoài việc nghiên cứu các nguyên tố liên quan trực tiếp như địa hình, hoàn cảnh khách quan chung quanh, trong lý luận Phong Thủy còn xét cả nhừng phương diện như tinh tú, long mạch, v.v…
– Thuật Phong Thủy chiêm đoán tốt xấu cho nhà ở vì “cát hung sinh đại nghiệp”, mà tốt xấu lại do bát quái (tám quẻ) xác định, do vậy thuật Phong Thủy rất chú trọng bát quái. Đồng thời là vì “Bát quái” sinh ra do “Tứ tượng”, “Tứ tượng” diễn biến từ “Lưỡng nghi”, mà “Lưỡng nghi” chính là Âm Dương của trời đất, do đó lý luận Phong Thủy trước tiên chia đối tượng chiêm đoán thành hai loại Âm và Dương, nghĩa là chia hình thế đất đai thành ra hai loại thuộc tính Âm Dương rồi chiêm đoán theo “Long thượng bát sát”. (Long ở trong tám thần sát.) Chính điều này đã làm cho thuật Phong Thủy biến thành phức tạp. Lý luận Phong Thủy trong bất cứ môn phái nào cũng đều có nguyên tắc “Lai long khứ mạch” (Long đến mạch đi) và đều y cứ vào thuyết sinh sôi nuôi dưỡng diễn biến vô cùng của vũ trụ quan truyền thống.
Chương mở đầu của sách “Cửu Thiên Huyền Nữ Thanh Nang Hải Giác kinh” đưa ra đồ hình “Thái vô thủy khí”, “Thái hữu trung khí”, “Thái vô chung khí”. Tuy thuyết này không hoàn toàn giống thuyết vũ trụ của Dịch Vĩ, nhưng nó vẫn biểu hiện mối quan hệ tương sinh của “Khí” trong ba giai đoạn mở đầu, giữa và cuối cùng của sự vật. Trong đó hình đồ giải thích “Hữu vô chung khí” có câu “Hữu vô tương sinh, vạn vật hoá thành” (Tạm dịch: “Có” và “không” sinh lẫn nhau nên vạn vật biến hóa mà thành.) Xét theo thuyết “Thái cực sinh lưỡng nghi” đại khái thì “Chung khí” tương đương với giai đoạn Thái cực.
Khái niệm vạn vật tương sinh tương tác và lý luận Phong Thủy về việc “tầm long tróc mạch” cùng có quan hê mật thiết. Bàn về sự vật người ta thường bàn tới nguồn gốc, trời đất có nguồn gốc, sơn.