Phật Đản (chữ Nho 佛誕 – nghĩa là ngày sinh của đức Phật) hay là Vesak (tiếng PhạnVaiśākhaDevanagari: वैशाख, Sinhala: වෙසක් පෝය) là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Ngày Phật Đản hay là lễ VesakTam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau tùy theo quốc gia.

Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Bắc tông (như Trung QuốcHàn QuốcNhật BảnViệt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Có những năm có 2 ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch như năm 2007, có nơi tổ chức ngày Vesak vào ngày trăng tròn đầu tiên (ngày 1 tháng 5) trong khi tại nơi khác lại kỷ niệm vào ngày trăng tròn thứ 2 (ngày 31 tháng 5). Cách tính kỷ nguyên Phật lịch tại các quốc gia theo truyền thống Nam tông cũng khác nhau, nên năm Phật lịch có thể cách nhau một năm.

Lịch sử

Tranh Sự ra đời của Đức Phật: Hoàng hậu Maya vin một nhánh cây trong khi khai sinh ra Tất-đạt-đa Cồ-đàm, lúc đó đang trong tay thần Indra, và các vị thần khác nhìn. Tranh cổ của Sri Lanka.

 

Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai truyền thống Nam tông và Bắc tông. Ngày nay người ta thường biết đến Phật Đản qua tên gọi Vesak. Từ Vesak chính là từ ngữ thuộc ngôn ngữ Sinhalese cho các biến thể tiếng Pali, “Visakha”. Visakha / Vaisakha là tên của tháng thứ hai của lịch Ấn Độ, ngày lễ vào tháng vesākha theo lịch Ấn Độ giáo, tương ứng vào khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch.

Tại Ấn ĐộBangladeshNepal và các nước láng giềng Đông Nam Á theo Phật giáo Nguyên thủy, lễ Phật đản được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng Vaisakha của lịch Phật giáo và lịch Hindu, mà thường rơi vào tháng 4 hoặc tháng 5 của lịch Gregorian phương Tây. Lễ hội được gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah) hay là Buddha PurnimaPhật Purnima (बुद्ध पूर्णिमा), Purnima nghĩa là ngày trăng tròn trong tiếng Phạn hay là Buddha JayantiPhật Jayanti, với Jayanti có nghĩa là sinh nhật ở Nepal và Tiếng HindiThái Lan gọi là Visakha BuchaIndonesia gọi là WaisakTây Tạng gọi là Saga DawLào gọi là Vixakha Bouxa và Myanmar (Miến Điện) gọi là Ka-sone-la-pyae (nghĩa là Ngày rằm tháng Kasone, cũng là tháng thứ hai trong lịch Myanmar).

Tại Đại hội Phật giáo Thế giới lần đầu tiên, tại ColomboTích Lan25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.

Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc, những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hiệp Quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch.

Ý nghĩa và tầm quan trọng

Phật Đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều quốc gia châu Á như Thái LanNepalSri LankaMalaysiaMiến ĐiệnSingaporeIndonesiaHàn QuốcHồng KôngĐài LoanCampuchia,… Tại Việt Nam, ngày này không phải là ngày nghỉ lễ được công nhận chính thức.

Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảoPhậtPhápTăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giớiTứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng. Kỷ niệm Vesākha cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người.

Ở một số quốc gia, đặc biệt là Sri Lanka, hai ngày được dành cho việc cử hành Vesākha, việc bán rượu và thịt thường bị cấm và tất cả các cửa hàng rượu, bia và lò giết mổ phải đóng cửa do nghị định của chính phủ. Chim, côn trùng và thú vật được phóng sinh như là một “hành động mang tính biểu tượng của sự giải thoát”, của sự trả tự do cho những người bị giam cầm, bị bỏ tù, bị tra tấn trái với ý muốn của họ. Tại Ấn ĐộNepal, người dân thường mặc áo trắng khi lên các tịnh xá và ăn chay. Tại hầu hết các quốc gia châu Á đều có diễu hành xe hoa và nghi lễ tụng niệm, tại Hàn Quốc có lễ hội đèn hoa sen (연등회, Yeon Deung Hoe) rất lớn.

Cử hành ngày lễ

Tại Ấn Độ

Lễ Phật Đản được tổ chức ở Ấn Độ, đặc biệt là ở SikkimLadakhArunachal PradeshBodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), các nơi khác nhau tại Bắc Bengal như KalimpongDarjeelingKurseong, và Maharashtra (nơi có 73% tín đồ Phật giáo Ấn Độ) và các nơi khác của Ấn Độ theo lịch Ấn Độ. Người Phật tử đi đến Tịnh xá và ở lại lâu hơn các ngày thường, nghe toàn bộ kinh Phật giáo dài. Họ mặc trang phục thường là màu trắng tinh khiết và ăn chayKheer, một loại cháo ngọt thường được phục vụ để nhớ lại câu chuyện của Sujata, một cô gái trẻ đã dâng Đức Phật một bát cháo sữa. Mặc dù thường gọi là “Phật Đản”, nhưng ngày này đã trở thành ngày Tam Hợp, kỷ niệm Đản sinh, giác ngộ (nirvāna) và ngày nhập Niết bàn (Parinirvāna) của Đức Phật theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy (Theravada).

Tại Ấn ĐộNepal và các nước láng giềng Đông Nam Á theo Phật giáo Nguyên thủy, lễ Vesak/Purnima nguyên thủy được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng Vaisakha của lịch Phật giáo và lịch Hindu, mà thường rơi vào tháng 4 hoặc tháng 5 của lịch Gregorian phương Tây. Lễ hội được gọi là Phật Purnima (बुद्ध पूर्णिमा), Purnima nghĩa là ngày trăng tròn trong tiếng Phạn. Ngày lễ cũng được gọi là Phật Jayanti, với Jayanti có nghĩa là sinh nhật ở Nepal và Tiếng Hindi. Gần đây, tại NepalẤn ĐộSri Lanka, ngày Vesak/Purnima chính được tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.

Tại Nepal

Đại lễ Phật đản, thường được biết đến ở Nepal là “Phật Jayanti” (sinh nhật Đức Phật) được tổ chức rộng rãi trên khắp cả nước, chủ yếu là tại Lumbini (Lâm-tì-ni) – nơi sinh của Đức Phật – và tại chùa Swayambhu – ngôi chùa linh thiêng của Phật giáo, còn được gọi là “Chùa Khỉ”. Cánh cửa chính của Swayambhu chỉ được mở vào ngày này, do đó, mọi người từ khắp thung lũng Kathmandu và hàng ngàn khách hành hương từ nhiều nơi trên thế giới đến với nhau để mừng Phật đản tại nơi ông sinh ra, Lumbini. Tại Nepal, Đức Phật được tôn thờ bởi tất cả các nhóm tôn giáo, do đó “Phật Jayanti” được đánh dấu bằng một ngày nghỉ lễ quốc gia. Người ta tặng thực phẩm và quần áo cho những người nghèo và cũng cung cấp hỗ trợ tài chính cho các tu viện và trường học, nơi Phật giáo được dạy và thực hành.

Tại Trung Hoa

Tại Trung Quốc, Phật giáo đã có mặt gần 2000 năm. Phật giáo từng là tư tưởng chủ đạo cho chính quyền và người dân trong một số triều đại. Lễ Phật đản được tổ chức từ thời Tam Quốc, đã ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội qua nhiều giai đoạn lịch sử. Nhưng ngày nay Phật giáo không còn ảnh hưởng nhiều trong xã hội Trung Quốc, từ khi theo xã hội chủ nghĩa. Người dân chỉ còn biết đến Phật giáo như là một tôn giáo lo ma chay, cúng kiếng, võ thuật… Lễ Phật đản chỉ có thể được tổ chức trong khuôn viên tự viện và ít được xã hội quan tâm.

Tại Việt Nam

Lễ Phật đản được công nhận là một ngày nghỉ lễ chính thức tại miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1958 do chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa của chính thể Việt Nam Cộng hòa thông qua, vào ngày này thường có diễn hành xe hoa trên đường phố. Khi Việt Nam thống nhất sau khi chấm dứt chiến tranh Việt Nam năm 1975, thì ngày này không còn là ngày lễ quốc gia.

Ngày lễ này ngày càng được Phật giáo Việt Nam tổ chức long trọng trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú như diễn hành, rước xe hoa, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác. Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc – Vesak đã được tổ chức tại Việt Nam vào các năm 200820142019.

Những năm gần đây, ngày Phật Đản được coi là một ngày lễ hội quan trọng, thu hút sự tham gia không chỉ của Phật tử mà còn là của người dân trên mọi miền của Việt Nam. Ngày này cũng nhận nhiều sự quan tâm của chính quyền, thực tế mọi buổi lễ Phật đản chung của các huyện đều có sự tham gia của chủ tịch huyện và các chuyến thăm của chủ tịch mặt trận Tổ quốc, sự hỗ trợ kinh phí trong công tác tổ chức Phật đản

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.