Trong Tử vi có bộ lục sát Không Kiếp, Kình Đà, Linh Hỏa là một đoàn quân xông pha nhiều lúc phải tùy thuộc cấp chỉ huy mới nên kết quả đáng kể.
Bộ Lưu Hà Kiếp Sát cũng là bộ sát tinh thường xuyên đứng với Thiên Không, đứng vai Thẩm Phán giữ cán cân thăng bằng cho bộ luật thừa trừ định mệnh cho từng hạng tuổi như sau:
CAN CHI
Giáp ————- cho người —————Thân Tý Thìn
Ất Kỷ ——————————————- Tỵ Dậu Sửu
Bính Canh ————————————- Dần Ngọ Tuất
Tân ——————————————— Hợi Mão Mùi
Đinh Quý ————————————– Hợi Mão Mùi + Tỵ Dậu Sửu
Mậu Nhâm ———————————— Thân Tý Thìn + Dần Ngọ Tuất
Lưu Hà là sao Thủy an theo hàng Can của tuổi luôn luôn ở nghịch địa âm dương như:
Tuổi Giáp (dương) thì Lưu Hà đóng ở Dậu (âm cung)
Ất (âm) thì Lưu Hà đóng ở Tuất (dương cung)
Bính (dương) thì Lưu Hà đóng ở Mùi (âm cung)
Đinh (âm) thì Lưu Hà đóng ở Thân (dương cung)
Mậu (dương) thì Lưu Hà đóng ở Tỵ (âm cung)
Kỷ (âm) thì Lưu Hà đóng ở Ngọ (dương cung)
Canh (dương) thì Lưu Hà đóng ở Mão (âm cung)
Tân (âm) thì Lưu Hà đóng ở Thìn (dương cung)
Nhâm (dương) thì Lưu Hà đóng ở Hợi (âm cung)
Quý (âm) thì Lưu Hà đóng ở Dần (dương cung)
Kiếp sát là sao Hỏa an theo hàng chi của tuổi luôn luôn ở nghịch địa âm dương như:
Tuổi Dần Ngọ Tuất (Dương) —— thì Kiếp Sát an ở —— Hợi (Âm)
Tuổi Thân Tý Thìn (Dương) ——- thì Kiếp Sát an ở —— Tỵ (Âm)
Tuổi Tỵ Dậu Sửu (Âm)——- —— thì Kiếp Sát an ở —— Dần (Dương)
Tuổi Hợi Mão Mùi (Âm) ———– thì Kiếp Sát an ở —— Thân (Dương)
Biết rằng Lưu Hà là Thủy, Kiếp Sát là Hỏa đều đứng ở nghịch địa âm dương theo Can Chi ấn định có tính cách hung bạo hội lại như 2 lưỡi kéo tử thần thi hành án lịnh sau khi Thiên Không phán quyết cho Là can nhân có thực tội .
Như mục Lục Tồn ở trên đã nói chỉ có bốn tuổi Giáp Ất Canh Tân đứng tam hợp tuổi có Lục Tồn mới được hưởng Lộc Tồn trọn vẹn, còn ngoài ra chỉ là nhất thời và gánh chịu hậu quả bù trừ, còn Lộc Tồn của năm tuổi Mậu, Kỷ, Bính Đinh Nhâm Quý là ở trong trường hợp có Lưu
Hà, Kiếp sát canh gác 6 kho vàng đó. Kẻ nào đụng chạm đến mà Thiên Không không ngăn cản được thì Lưu Hà Kiếp, Sát nổ súng. Cũng có một vài trường hợp giảm khinh nhẹ tay cho những tuổi Đinh Hợi Mão Mùi và Quý Tỵ Dậu Sửu.
THIÊN MÃ
Thiên mã ở trong Tử vi là một viên ngọc quý. Viên ngọc quý này chỉ thấy ở trong hoàn cảnh trái nghịch tức là phần tinh anh có sắp đặt cho hạng người bất mãn ở phần đất Tuế-Phá Tang-Môn, Điếu-Khách của vòng Thái tuế. Nếu hạng người này không có Mã thì làm sao mà sống ở đời. Phải chăng thánh nhân xưa đã có chí hướng dân chủ (dân vi quí). Phe Thái Tuế, Quan Phủ, Bạch Hổ là phe lãnh đạo, cầm quyền được Long-Phượng, Hổ Cái là cái thế uy nghi tốt đẹp thì phe đối kháng là phe Tuế-Phá, Tang-Môn, Điếu-Khách phải để cho họ có Thiên Mã là bộ máy có động lực mạnh để quật lại bên kia. Việc thành bại lại là việc của thời gian. Cái đáng quý của Thiên Mã là ở chỗ đó.
Thiên Mã chỉ ở bốn cung Dần Thân Tỵ Hợi phân phối đều cho 12 địa chi thuận âm dương mà nghịch phái
Tuổi Dần Ngọ Tuất Thiên Mã ở cung Thân
Thân Tý Thìn —————– Dần
Tỵ Dậu Sửu —————– Hợi
Hợi Mão Mùi —————– Tỵ
Nhìn vào vị trí của Thiên Mã đóng ta thấy ngay sự trái cựa căn cứ theo địa chi tam hợp của tuổi số mà an Thiên Mã ở trong địa chi tam hợp đối kháng.
Tuy Thiên Mã là hành hỏa nhưng đóng ở bốn cung có bốn hành riêng biệt thì chủ nhân muốn làm chủ thực sự Mã ấy phải là đồng hành với chỗ nó ở, công việc mình làm mới có kết quả tốt đẹp .
Đã gọi là Dịch mã, Mã đóng ở bốn cung phải có đắc dụng đồng đều ở mỗi cung như đã phân chia số tuổi quy định, không lẽ gì Mã ở Hợi lại gọi là Mã cùng đường vô dụng. Nếu vậy thiệt hại cho ba tuổi Tỵ Dậu Sửu có Mã cũng hư không mà còn bị bế tắc là khác.
Vậy Mã ở bốn cung Dần Thân Tỵ Hợi có nghĩa như sau:
1. Thiên Mã ở Dần: Chính thức thuộc quyền sử dụng của người mạng Mộc, bạc nhược với người tuổi Kim, vất vả với người mạng thủy, điêu linh cho người thổ, làm lợi cho người mạng hỏa.
2. Thiên Mã ở Tỵ: Chính thức thuộc quyền sử dụng của người mạng Hỏa, làm lợi cho người mạng Thổ, vất vả cho người mạng Mộc, điêu linh cho người tuổi Kim, bạc nhược cho người tuổi Thủy.
3. Thiên Mã ở Thân: Chính thức thuộc quyền sử dụng của người mạng Kim, làm lợi cho người tuổi Thủy, vất vả cho người mạng Thổ, điêu linh cho mạng Mộc, bạc nhược cho người mạng Hỏa.
4. Thiên Mã ở Hợi: Chính thức thuộc quyền sử dụng của người mạng Thổ, Thủy, làm lợi cho người mạng Mộc, vất vả cho người mạng Kim, điêu linh cho người mạng Hỏa.
(Còn vài chi tiết đặc biệt ở Dịch Mã tiếp theo ở mục Tuần Triệt)
LỤC SÁT TINH: KHÔNG KIẾP – KÌNH ĐÀ – LINH HỎA
Lục sát tinh là một lực lượng có đặc tính riêng biệt, nói là đưa đương số bộc phát vinh quang (trường hợp đắc địa) không phải là không có; nhưng nói chung cái lợi không có là bao, mà cái hại rất khó lường nên mới có tên là Sát tinh. Sự thật bộ này phải có bộ chỉ huy cứng rắn, quyết liệt mới đắc dụng. Một là thành công vũ bão, hai là phá tan tận diệt, là bộ 3 Sát Phá Tham.
Không Kiếp – Kình Đà – Linh Hỏa là 3 quân đoàn riêng biệt, cần phải có cấp bậc chỉ huy chính cống trực tiếp riêng của nó mới hiệu nghiệm. Ngoài ra, vá víu lấy chỉ huy quân đoàn này sang điều động quân đoàn kia cần chắc là kết quả không bao nhiêu (dầu lợi hay hại). Vậy phải như thế nào ?
Không Kiếp thành đoàn quân có thành tích dữ nhất, Phá Quân mới cai trị đắc lực. Ví như mệnh có Phá Quân mà đi đến hạn Không Kiếp phải là có chuyện sống chết, hay dỡ tùy theo từ Bộ tư lệnh đến quân đoàn đắc địa hay hãm địa (ở đây mới là trường hợp họ gặp nhau ở đại vận).
Kình Đà là quân đoàn có đôi phần nới tay do có bậc thượng tướng nghiêm chỉnh chỉ huy là Thất Sát. Nếu Thất Sát đứng cặp với Thiên Hình thì dũng mãnh hơn.
Linh Hỏa là tôi tới trung thành của cấp chỉ huy tài tử Tham Lang.
Giữa 3 quân đoàn này với cấp chỉ huy thì Phá Quân là ngang tàng liều lĩnh nhất, nên thường thay cho Thất Sát, trường hợp vắng mặt, chỉ huy Kình Đà vẫn đắc dụng hiệu lực như thường. Trái lại, Tham Lang gặp Không Kiếp, Kình Đà chẳng ra sao. Và Thất Sát gặp Không Kiếp – Linh Hỏa cũng không hiệu nghiệm cho lắm.
PHÁ TOÁI
Phá Toái là một bàng tinh có ý nghĩa như cái tên của sao đã mang là phá tán tan nát và vị trí đóng cũng rất hạn chế là ba chổ Tỵ Dậu Sửu, ít chổ nhất trong các sao của Tử Vi mà xem ra hành động không phải tầm thường.
Thấy Phá Toái là hành Hỏa đới Kim nên ba vị trí Tỵ Dậu Sửu đối với nó coi như là thuận lợi cho nhiệm vụ không có gì cản trở (Tỵ – Hỏa, Dậu – Kim, Sửu – Thổ).
Đó là hao tán tinh, tức là không bao giờ phò trợ, chỉ làm ngang trái tư cách chính diệu hiền hậu (Tử Phủ, Cơ Lương). Trái lại tăng thêm sức mạnh cho bộ tinh đẩu hùng dũng là Sát Phá Tham, nhất là Phá Quân là cha ruột. Xét rằng ba vị trí của Phá Quân tại Tỵ Dậu Sửu đều hãm hết (Vũ Phá ở Tỵ, Liêm Phá ở Dậu), Tử Phá ở Sửu là đắc địa nhưng có nghĩa tư cách vẫn không đẹp, là thần bất trung, tử bất hiếu, không hơn gì Vũ Phá và Liêm Phá. Như đã có ý là muốn để Phá Toái giúp Phá Quân đắc lực trong cái thế “Toái quân lưỡng Phá”, phải để ý đến các trường hợp sau:
- Mệnh có Vũ Phá thì phải là các tuổi Tí Ngọ Mão Dậu (Dậu đẹp nhất).
- Mệnh có Liêm Phá thì phải là các tuổi Dần Thân Tỵ Hợi (Tỵ đẹp nhất).
- Mệnh có Tử Phá thì phải là các tuổi Thì Tuất Sửu Mùi (Sửu đẹp nhất).
Một khi đã thấy có bộ Sát Phá Tham ở trong tam hợp Tỵ Dậu Sửu thì phải để ý ngay Phá Toái, tùy tuổi tùy vị trí mà nhận định mức độ hay dỡ, ít nhất kết quả cũng ở trên các bộ Sát Phá Tham ở mọi chỗ hãm khác.
CÔ THẦN – QUẢ TÚ
Cô Quả là hai tiếng thường dùng để chỉ hạng người cô đơn, khắc nghiệt là do 2 sao Cô Thần – Quả Tú ghép lại.
Sự thật cốt cách của chúng có phải nhất định như thế không ? Nhận xét kỹ vị trí của 2 sao đó, thấy Cô Thần luôn đóng ở 4 cung Dần Thân Tỵ Hợi, và Quả Tú chỉ ở Thìn Tuất Sửu Mùi luôn luôn ở thế tam hợp với nhau. 8 vị trí này có cả dương lẫn âm, và cũng không tùy thuộc tuổi dương hay tuổi âm để ấn định chổ đứng cho cả 2 sao. Biết rằng cứ 3 tuổi (địa chi) của số nối liền nhau thì Cô Thần đứng ngay cung chặn đầu và Quả Tú ngồi ngay cung chặn đuôi như 3 tuổi Dần Mão Thìn, Cô Thần ở Tỵ (đầu) – Quả Tú ở Sửu (đuôi); 3 tuổi Tỵ Ngọ Mùi, Cô Thần ở Thân (đầu), Quả Tú ở Thìn (đuôi); 6 tuổi kia, cứ 3 tuổi một cũng có Cô Thần Quả Tú chặn đầu đuôi như thế.
Nhìn vào những vị trí của 2 sao này thấy rất thua thiệt nên nó mới thành nghiệp ngã và cô đơn. Không bao giờ Cô Quả đóng trong tam hợp Thái Tuế, mà chỉ ở 3 thế: Thiên Không – Tuế Phá – Trực Phù làm cho người có số sống như trong trơ trọi và khó khăn bất mãn. Nếu có hưởng Lộc Tồn chỉ là hưởng trong nghịch cảnh, tưởng không tốt đẹp gì.
Bốn vị trí Dần Thân Tỵ Hợi của riêng của 4 tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi là được cởi mở. Ở đây Cô Thần gặp Thiếu Dương là sáng suốt nhân hậu và là vị trí của Hồng Loan đứng cặp với Thiên Không (sắc sắc không không) là thành địa của những bậc từ thiện bác ái, nhìn cuộc đời bằng mọi cách bao la, sự vật có cũng là không, không vẫn là có.
Trong 4 vị trí Dần Thân Tỵ Hợi của 4 tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi thì 2 vị trí Dần Thân có đủ bộ Cô Thần, Thiếu Dương, Hồng Loan, Thiên Không. Vị trí Hợi có ba là Cô Thần, Thiếu Dương, Thiên Không nhờ thế xung Hồng Loan ở Tỵ (Tỵ Dậu Sửu: Kim) quá bén nhạy nên người có số ở Hợi (Hợi Mão Mùi: Mộc) dễ sáng suốt để trở thành đạo đức. Còn cung Tỵ cũng vậy chỉ có Cô Thần, Thiếu Dương, Thiên Không nhờ thế xung Hồng Loan ở Hợi đưa lên nhưng hơi yếu vì Mộc không ép buộc được Kim và có sao cố định là Phá Toái (ở trong tam hợp Tỵ Dậu Sửu) khiến nhiều khó khăn ngang trái mới thành chánh quả trọng lẽ hiếu sinh.
Vậy chỉ có 4 vị trí này của Cô Thần, Quả Tú của 4 tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi là không khắc nghiệt cô đơn, lại còn là chổ tiềm tàng sáng suốt, chí công chỉ đạo theo thứ tự như sau:
1- Vị trí ở Dần : lòng cởi mở tuyệt thế.
2- Vị trí ở Thân : lòng cởi mở đương nhiên
3- Vị trí ở Tỵ : lòng cởi mở bén nhạy
4- Vị trí ở Hợi : lòng cởi mở phải chịu sự thử thách.
THIÊN KHỐC – THIÊN HƯ
Thiên Khốc là âm kim, Thiên Hư là dương thủy
Khốc Hư là hai bại tinh chỉ có ở bốn chỗ Tý Ngọ Mão Dậu là có tư cách đưa thân thế người có số được hãnh diện với đời. Đem Khốc Hư ra phân tách tại sao chỉ có 4 chỗ Tý Ngọ Mão Dậu được gọi là đắc địa và tại sao gọi là bại tinh.
Vì Khốc Hư bắt đầu từ cung Ngọ mà đi theo chiều thuận, nghịch của âm dương, mỗi sao đi 1 chiều hướng riêng, chỉ có cung Ngọ và Tý là 2 sao đồng cung và khẳng định là ở vị trí Tuế Phá (bất mãn cực độ) vì tuổi Tý Khốc Hư ở Ngọ và tuổi Ngọ Khốc Hư phải ở Tý và các vị trí kia của các tuổi khác cũng vậy luôn luôn đóng ở phía đối kháng nên phải khoác cái áo lấy tên là bại tinh.
Người Khốc Hư Tý Ngọ được hãnh diện, dầu là bất mãn, vì là có Thiên Mã và Điếu Khách thường trực trong thế tam hợp để đưa danh tiếng người này lên với đời. Còn thành công đến mức độ nào hay thất bại hoàn toàn là do Thiên Mã có phải là ngựa, nghị lực thực sự của người có số hay không tức là Thiên Mã ở Dần phải của người tuổi Mộc và Thiên Mã ở Thân phải là người tuổi Kim mới đắc cách.
Biết rằng Thiên Khốc là Âm Kim phải đi theo chiều nghịch thì chỉ có người tuổi âm mới là thuận cách vì Thiên Khốc được đứng trong tam hợp tuổi này (vòng Thái Tuế) nhất là hai tuổi Mão Dậu, Thiên Khốc đứng cặp sát nách với Thái Tuế. Hai vị trí này đưa thanh thế của người danh chính ngồn thuận của người có tư cách không hèn, có tài biện thuyết khuất phục được chúng nhân. Còn các Dương cung tức là các tuổi Dương Thiên Khốc đứng ở thế thường xuyên trái nghịch với Thái Tuế, phải nhờ nghị lực của Thiên Mã trợ giúp như hai cung Tý Ngọ, sở dĩ kém Tý Ngọ vì không có Hư đồng cung với Tuế Phá (Lãnh tụ đối lập).
Còn Thiên Hư không bao giờ xa cách Tuế Phá là tư cách của người ôm hận, bất mãn nên trong số bao giờ cũng sắp sếp cho có Thiên Mã để làm việc.
Vậy Khốc – Hư là tư cách của bại tinh và chỉ hãnh diện được ở bốn cung Tý Ngọ (lãnh tụ đối lập) và Mão Dậu riêng cho Thiên Khốc được danh chánh mà thôi.
(Tử vi nghiệm lý – tác giả Thiên Lương)