Tuần Triệt trong tử vi, từ cổ xưa đến nay không thấy sách nào nói đến cái sứ mạng rành mạch của hai sao này làm việc, mà xem ra nó lại có một nhiệm vụ như khá quan trọng trong cách phán quyết của nó, nay tôi chỉ xin trình bày một ít ý kiến gọi là phân tách kinh nghiệm của tìm tòi.
Nhìn vào vị trí của hai sao này đóng ở Thiên Bàn, Triệt theo hàng Can của tuổi ấn định vị trí hai tuổi một chỗ đứng tức là có 5 vị trí cho 10 Can.
Tuổi Giáp Kỷ Triệt ở Thân Dậu
– Ất Canh Ngọ Mùi
– Bính Tân Thìn, Tỵ
– Đinh Nhâm Dần Mão
– Mậu Quý Tý Sửu
Chỉ còn sót lại 2 cung Tuất Hợi là không có Triệt.
Thấy rằng như Triệt ở Thân Dậu nghĩa là phân chia ranh giới giữa hai cung Dương và Âm của hai tuổi Giáp (Dương) và Kỷ (Âm) thì anh hưởng tất nghiêng về tuổi đương số Giáp (Dương) hay Kỷ (Âm) để khép khín lại có nghĩa là chặn đứng theo chiều thuận hay nghịch, cắt ngang mọi liên lạc nên mới có nghĩa là Triệt Lộ và cũng vì thế tam phương xung sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng (Tất cả hung dữ chiếu lại đều được bình an) vì Triệt đã khép kín cửa, quân trộm cắp chỉ còn nước đứng ở ngoài đường. Phần ở trong có những gì phải thu dọn xáo trộn, cảnh trí là cảnh nhà gặp lúc biến bị phong tỏa (Triệt) vì một lẽ gì tịch biên hay tẩy uế thiếu vệ sinh .
Còn Tuần chiếm nhiệm cả 5 vị trí như của Triệt và thêm một vị trí giữa Tuất Hợi nghĩa là 6 vị trí đều nhau. Mỗi vị trí đều đứng cuối một con giáp trên và là đầu một con giáp dưới. Như tuổi Giáp Ngọ thì Tuần đóng ở Thìn Tỵ tức là sau Giáp Ngọ và là đầu Giáp Thìn, có nghĩa là cây cầu bắc nối hai con giáp để luân chuyển thời gian bất tuyệt. Vậy Tuần chỉ là cái gạch nối 2 quãng thời gian hai con Giáp (Tuần Không) như một cái xe đang chạy ngon trớn lúc gặp cây cầu bắc nối hai bờ sông, tất nhiên xe phải siết thắng bớt tốc độ để lên cầu qua sông .
Xin định nghĩa Triệt là Triệt Lộ không vong là phong tỏa khép kín cắt đứt liên lạc, là cái thắng trước của xe.
Còn Tuần là Tuần trung không vong là cây cầu nối tiếp giữa hai đoạn là kìm hãm bớt từ từ, lâu dài, cầm chừng là cái thắng sau của xe.
Hai cái đó đều có nghĩa là không. Cái “không” của Triệt là tan nát biến thể thành không. Cái không của Tuần là trung gian kiềm chế không cho phép quá trớn cũng là không.
Một vài trường hợp của Tuần Triệt như đóng ở Mệnh làm thí điểm, điều chính yếu là phải phân biệt âm dương để biết mức độ ảnh hưởng nặng nhẹ. Dương nhân theo chiếu thuận là đến cung Dương đụng ngay Triệt. Người Âm theo chiều nghịch là đến cung Âm bị Triệt chặn ngang, thì ảnh hưởng đương đầu phải là nặng quá bán (70%). Trường hợp vận hành cũng vậy, cung trước là đường giao thông đi tới đèn đỏ trước mặt, cung sau là quãng đường đã vượt qua đèn.
Mệnh bị Triệt đời phải chịu nhiều khó khăn lúc niên thiếu, bị Tuần thì luôn luôn bị trục trặc kìm hãm lúc bắt tay thực hiện công việc. Nếu bị cả Tuần lẫn Triệt thì đời bị vùi xuống đất đen, không phải là Tuần Triệt phá nhau để cho đương số được thong thả.
Trường hợp Tuần – Triệt phá nhau như sau:
a) Mệnh có một Triệt hay một Tuần khi gắp đại vận gặp Tuần hay Triệt là đương nhiên người được thỏa mãn, chỗ này cái nọ tháo gỡ cái kia.
b) Thân bị một Triệt nếu gặp Tuần sớm quá không tháo nổi, phải đến vận ngoài 30 tuổi trở đi mới thành công.
c) Mệnh, Thân bị cả Tuần lẫn Triệt tức là không còn gì để tháo gỡ, ngay khi đến đại vận tam hợp tuổi, ảnh hưởng tốt đẹp cũng chỉ thỏa mãn 50% là tối đa.
d) Ba trường hợp trên người Dương đóng cung Dương, người Âm đóng cung Âm bị Triệt hay Tuần đương đầu.
e) Người Dương đóng cung Âm, người Âm đóng cung Dương có Triệt hay Tuần khi đại vận gặp Tuần hay Triệt (nghĩa là bị Triệt gặp Tuần, bị Tuần gặp lại Triệt) thời vận tốt mở làm hai lần chậm chậm ở hai cung đại vận gặp Tuần hay Triệt ở giữa.
Trường hợp Thiên Mã đóng ở 4 cung Dần Thân Tỵ Hợi như ở mục Thiên Mã đã nói:
Mã ở Dần phải là người tuổi Mộc mới làm chủ và sử dụng nó thành công. Mã ở Tỵ cho người Hỏa mệnh, Mã ở Thân của người Kim mạng, Mã ở Hợi cho người Thủy, Thổ mạng. Bốn con Mã này bị Triệt là con Mã què, ngựa ăn hại, nếu gặp Tuần lại có trường hợp đắc dụng .
Biết rằng Tuần là cây cầu bắc nối 2 giai đoạn đường đời, 2 vị trí :
a) Thì Thiên Mã ở Dần bị Tuần lại là Ngựa chiến của người Hỏa Mệnh.
b) Thì Thiên Mã ở Tỵ bị Tuần lại là Ngựa bạch của người Kim Mệnh.
c) Thì Thiên Mã ở Thân bị Tuần lại là Ngựa ô của người Thủy, Thổ Mệnh.
d) Thì Thiên Mã ở Hợi bị Tuần lại là Ngựa ăn no của người Mộc Mệnh.
Tuy nhiên trước khi Mã đắc dụng, phải chùng một bước mới nhảy thành công.
(Tử vi nghiệm lý – tác giả Thiên Lương)