Toàn bộ các cung đều có khả năng VCD. Đặc biệt là khi một cung đã VCD thì cung xung chiếu luôn luôn có chính tinh, trong khi cung tam hợp với cung VCD thì có trường hợp không có chính tinh. Cụ thể:
- Cung Tí Ngọ, Thìn Tuất, Tỵ Hợi có một trường hợp VCD
- Cung Tí Ngọ VCD có Đồng Âm xung chiếu, Cự Dương tam hợp Cung Thìn Tuất VCD có Cơ Lương xung chiếu, Cự Dương tam hợp Cung Tỵ Hợi VCD có Liêm Tham xung chiếu, Phủ và Tướng tam hợp Cung Sửu Mùi, Dần Thân, Mão Dậu có ba trường hợp VCD
- Cung Sửu Mùi VCD có Đồng Cự xung chiếu, Thái Âm và Dương Lương tam hợp
- Cung Sửu Mùi VCD có Nhật Nguyệt xung chiếu, Cự Cơ và Thiên Đồng tam hợp
- Cung Sửu Mùi VCD có Vũ Tham xung chiếu, Phủ và Tướng tam hợp
- Cung Dần Thân VCD có Đồng Lương xung chiếu, Cự Dương tam hợp
- Cung Dần Thân VCD có Cơ Âm xung chiếu, Cự và Dương tam hợp
- Cung Dần Thân có Cự Dương xung chiếu, Đồng Âm tam hợp
- Cung Mão Dậu VCD có Dương Lương xung chiếu, Đồng Cự và Thiên Cơ tam hợp
- Cung Mão Dậu VCD có Tử Tham xung chiếu, Phủ và Tướng tam hợp
- Cung Mão Dậu VCD có Cự Cơ xung chiếu, Âm Dương và Thiên Lương tam hợp
Nguyên tắc luận giải về cung VCD
Một số sách vở bàn rằng khi gặp cung VCD thì ta lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ để luận đoán, có nghĩa là nếu chính tinh này đắc hay hãm thì đặc tính đắc hãm của nó sẽ được tạm sử dụng để luận giải tại cung VCD. Quan điểm này thiết tưởng cũng hợp lý vì các sao xung chiếu vừa là trực chiếu, vừa có ảnh hưởng sâu rộng đến các cung khác hơn các sao tam chiếu.
Ví dụ:
- Mệnh VCD thì lấy chính tinh tại cung Di vì chính tinh tại Di còn có tác động đến cung Phối và cung Phúc, toàn bộ đều là cường cung đối với Mệnh (Ảnh huởng đến Mệnh bao gồm Tài Quan Di Phối Phúc).
- Phụ Mẫu VCD thì lấy chính tinh tại cung Tật vì chính tinh tại cung Tật còn ảnh huởng đến cung Huynh và cung Điền (ảnh hưởng đến Phụ bao gồm Nô Tử Tật Điền Huynh).
- Phúc Đức VCD thì lấy chính tinh tại cung Tài vì chính tinh tại cung Tài còn ảnh hưởng đến cung Quan và cung Mệnh (ảnh hưởng đến Phúc bao gồm Di Phối Tài Quan Mệnh).
- Điền Trạch VCD thì lấy chính tinh tại cung T ử vì chính tinh tại cung Tử còn ảnh hưởng đến cung Nô và cung Phụ Mẫu (ảnh hưởng đến Điền thì bao gồm Tật Huynh Tử Nô Phụ).
- Quan Lộc VCD thì lấy chính tinh tại cung Phối vì chính tinh tại cung Phối còn ảnh hưởng đến cung Di và cung Phúc (ảnh hưởng đến Quan bao gồm Mệnh Tài Phối Di Phúc).
- Nô Bộc VCD thì lấy chính tinh tại cung Huynh vì chính tinh tại cung Huynh còn ảnh hưởng đến cung Tật và cung Điền).
- Thiên Di VCD thì lấy chính tinh tại cung Mệnh vì chính tinh tại cung Mệnh còn ảnh hưởng đến cung Quan và cung Tài.
- Tài Bạch VCD thì lấy chính tinh tại cung Phúc vì chính tinh tại cung Phúc còn ảnh hưởng đến cung Phối và cung Di.
- Tử Tứ c VCD thì lấy chính tinh tại cung Điền vì chính tinh tại cung Điền còn ảnh hưởng đến cung Tật và cung Huynh.
- Huynh Đệ VCD thì lấy chính tinh tại cung Nô vì chính tinh tại cung Nô còn ảnh hưởng đến cung Tử Tức và cung Phụ Mẫu.
Nguyên tắc lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ không áp dụng cho ba trường hợp sẽ nêu dưới đây (VCD có hung tinh đắc địa độc thủ, VCD có Nhật Nguyệt xung chiếu hoặc Nhật Nguyệt sáng sủa tam hợp chiếu (Nhật Mão, Nguyệt Mùi) và VCD đắc tam không).
Ngũ hành bản mệnh và cung VCD
Thông thường thì Mệnh Hỏa và Kim thì tốt hơn các Mệnh có hành khác, bởi cung VCD ví như là nhà không có nóc, cần có hành khí mạnh mẽ là Hỏa và Kim làm nòng cốt.
Cung VCD và Tuần Triệt án ngữ
Ngoại trừ trường hợp cung VCD có hung tinh đắ c địa độc thủ thì không nên có Tuần Triệt án ngữ, còn tất cả các trường hợp cung VCD đều rất cần có Tuần hoặc Triệt án ngữ tại bản cung để câu hút được chính tinh về, để ngăn chặn các ảnh hưởng xấu xa do hung tinh lạc hãm đóng tại cung VCD hoặc chiếu về cung VCD.
Nếu gặp Triệt tại Thân Dậu, Tuần tại Thìn Tí hoặc Dần Mão thì càng hay (Triệt đáo Kim cung, Tuần lâm Hỏa địa hoặc Mộc vị thì bất kỵ Sát Tinh bại điều tai ương sở tác).
Chú ý rằng cung VCD gặp Tuần án ngữ tốt đẹp hơn cung VCD gặp Triệt, gặp Triệt cũng chỉ đư a đến sự tốt đẹp của cung VCD ở mức độ kha khá trong trường hợp có chính tinh sáng sủa xung chiếu và nhiều trung tinh sáng sủa hội chiếu.
Nếu không có Tuần hoặc Triệt đóng tại cung VCD thì hiệu quả ảnh hưởng của chính tinh xung chiếu yếu đi, và cho dù cung VCD có nhiều sao sáng sủa hội chiếu cũng không thể coi là rực rỡ được, tốt lắm thì sự tốt đẹp cũng chỉ ở mức độ trung bình khá mà thôi.
Khi có Tuầ n hoặc Triệt tại cung VCD thì mặc d ầu ban đầu tuy gặp khó khăn trở ngại như ng về sau lại thuận lợi hơn, tốt đẹp hơn. Tuần Triệt ở đây còn có tác dụng ngăn trở các sao xấu, nếu có, chiếu về cung VCD, và giải cứu được trường hợp phi yểu tác bần nếu VCD tại cung Mệnh.
Trường hợp Tuần Triệt án ngữ đồng cung thì thông thuờng ta có thể giải đoán là cung VCD này không tốt cũng không xấu, tốt xấu chỉ nằm khoảng ở mức độ trung bình mà thôi. Trong trường hợp này ta gần như không cần quá chú trọng lắm đến các sao hội chiếu vì ảnh hưởng gia giảm của các sao này tuy vẫn có nhưng hầu như không nhiều vì Tuần ngăn các sao tốt chiếu tới là chủ yếu, còn Triệt thì ngăn cản các hung tinh chiếu tới trong khi các sao tại bản cung thì bị cả Tuần lẫn Triệt vây trảm. Cần chú ý có một số sao kỵ gặp Tuần Triệt như Tướng Quân nếu đóng tại cung VCD mà gặp Tuần Triệt thì dễ đưa đến tai họa bất ngờ nếu rơi vào trường hợp bị đương đầu. Đặc biệt nếu VCD tại Tứ Mộ thì lại rất cần Tuần Triệt án ngữ.
Trường hợp đặc biệt Mệnh VCD có Tuần hoặc Triệ t thủ, có hai trong ba sao là Tuần, Triệt, Thiên Không chiếu thì gọi là VCD đắc tam không, nếu mệnh Hỏa hoặc Kim thì phú quí khả kỳ (được hưởng phú quí trong một giai đọan, bởi vì tính chất của các sao Không trong trường hợp này tuy đưa đến tốt đẹp nhưng không toàn vẹn, chỉ hưởng tốt đẹp trong một giai đọan mà thôi). Đắc Tam Không là Tuầ n Không, Triệt Không và Thiên Không. Không tính sao Địa Không. Cần một thủ, hai sao chiếu. Trong trườ ng hợp đắc tam không này ta không lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ. VCD đắc tam không mà không có Tuần Triệt án ngữ thì là cách Kiến Không. Mệ nh VCD đắc tam không thì mệnh Hỏa đẹp hơn Mệnh Kim, còn các Mệnh khác thì không hưởng mấy (không giàu có nhưng nhìn chung thì cuộc sống không đến nổi xấu, cuộc sống cũng được tạm đủ hoặc kha khá). Phú có câu:
Mệnh VCD đắc Tam Không phú quí khả kỳ
Mệnh VCD hoán ngộ Tam Không hữu Song Lộc, phú quí khả kỳ
Trường hợp VCD đắc tam không, nếu có hung tinh lạc hãm hay đắc địa tọa thủ tại cung VCD thì cũng chỉ làm xấu một chút mà thôi, ta không đáng lo ngại lắm về họa của các sao này gây ra
Trường hợp vô chính diệu mà không có Tuần Triệt án ngữ, lại có sao Thiên Không thủ là cách ngộ Không, là người quyền biến khôn ngoan nhưng cuộc đời thă ng trầm cực khổ. Nếu lại gặp thêm các sao Không khác ở các cung hội chiếu thì lại thông thường càng xấu hơn, cuộc đời sẽ thăng trầm cực khổ nếu không bị chết yểu.
Nhìn chung trường hợp VCD mà lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ thì cho dù có được chính tinh sáng sủa xung chiếu, được Tuần Triệt án ngữ cũng chỉ đưa đến sự tốt đẹp của cung đó cũng chỉ là mứ c độ khá là tối đa mà thôi, chứ không thể nào rực rỡ như có chính tinh sáng sủa tọa thủ được. Còn nếu gặp chính tinh lạc hãm xung chiếu hoặc có nhiều sao xấu hội tụ mà lại không có Tuần Triệt án ngữ cứu nguy thì rơi vào cách phi yểu tác bần. Nếu có hung tinh lạc hãm khác hành bản Mệnh tọa thủ thì càng nguy hiểm hơn. Cung VCD mà có sát tinh hãm địa thủ thì rất xấu, dễ lâm vào trườ ng hợp phi yểu tác bần (rõ nét nhất cho những người có hành bản Mệnh bị hành của hung tinh khắc). Ngọai trừ có Tuần Triệt án ngữ cứu nguy hoặc có nhiều cát tinh cứu giải như Quan Phúc, Quang Quí tọa thủ tại bản cung là tốt nhất….
VCD có hung tinh đắc địa độc thủ
Hung tinh đắc địa này phải là hành Hỏa hoặc hành Kim mới đượ c coi là rơ i vào trường hợp này. Trong trường hợp này thì ta ch ọn hung tinh này làm nòng cốt cho cung VCD, không lấy chính tinh xung chiếu để giải đoán. Một số tác giả cho rằng hao b ại tinh đắc địa có thể làm nòng cốt cho cung VCD như Tang Môn (Mộc), Song Hao (Thủy), Khốc Hư (Thủy) nhưng theo thiển ý thì không chính xác.
Thứ tự mức độ tốt có thể sắp xếp như sau:
Bạch Hổ đắc địa tốt nhất, tại Thân Dậu tốt đẹp hơn tại Dần Mão Kình Đà đắc địa, Kình đẹp hơn Đà Không Kiếp đắc (Tỵ Hợi đẹp hơn Dần Thân), Hỏa Linh đắc.
Đặc biệt Thái Tuế (hành Hỏa) cũng được dự phần vào trong cách này với điề u kiện không gặp Tuần hoặc Triệt và phải rơi vào cung Mệnh hoặc Thân VCD Một vài ghi nhận về vị trí của hung tinh đắc địa.
Không Kiếp hành H ỏa miếu địa tại Tỵ Hợi, đắ c tại Dần Thân Hỏa Linh hành Hỏa đắc địa tại cung ban ngày từ Dần tới Ngọ Kình Đà hành Kim đới Hỏa, đắc địa tại Thìn Tuất Sửu Mùi Bạch Hổ hành Kim đắc địa tại Dần Mão, Thân Dậu
Hung Tinh đắc địa phải là hành Kim và Hỏa mới có tác dụng mạnh và bản Mệnh phải đồng hành với hung tinh này thì mới hưởng tốt đẹp trọn vẹn. Các Mệnh khác thì hưởng yếu hơn, ta có thể tạm đánh giá thì chỉ nằm trong mức độ trung bình. Trong tất cả các trường hợp trên thì ngoại trừ Bạch Hổ và Thái Tuế còn có tác dụng tốt lâu dài về sau, còn lại các trường hợp khác thì tuy làm cho cung VCD được sáng sủa rực rỡ nhưng chỉ là một giai đoạn mà thôi, không có tác dụng tốt lâu dài. Mọi sự xấu tốt đều đến nhanh. Không Kiếp phát huy tính chất lên bất ngờ nhanh chóng nhất nhưng cũng đưa đến suy bại nhanh nhất trong toàn bộ các hung tinh vừa kể.
Nếu Mệnh VCD có hung tinh đắc địa độc thủ nhưng bị Tuần Triệt án ngữ thì không đúng cách đã nói ở trên, trong trường hợp này ta luận giải như trường hợp lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ, với Tuần Triệt án ngữ tại cung.
Cung VCD có Nhật Nguyệt xung chiếu hoặc Nhật Nguyệt sáng sủa tam hợp chiếu (Nhật Mão, Nguyệt Mùi) :
Trường hợp nếu có đủ bộ Âm Dương sáng sủa tại Mão và Mùi Hợi chiếu hoặc Âm Dương đồng cung xung chiếu đến cung VCD thì ta lại ch ọn bộ Âm Dương này làm nòng cốt cho cung VCD, chứ không lấy các chính tinh xung chiếu bởi vì qui luật của Nhật Nguyệt là chiếu đẹp hơn tọa thủ.
Trong trường hợp này ta có thể đoán rằng cung VCD này trước tuy có gặp trục trặc trắc trở nhưng về sau thì khá tốt. Tốt xấu hơn thì phải căn cứ vào sự tụ tập của các sao khác.
Nếu có Tuần hoặc Triệt án ngữ tại cung VCD thì cung VCD này càng trở nên tốt đẹp bội phần, gặp Tuần tốt hơn gặp Triệt. Gặp Triệt thì chỉ kha khá thêm một chút mà thôi.
Trường hợp Nhật Mão Nguyệt Mùi thì cần phải không bị sao nào làm giảm sức sáng, ví dụ như cần phải không có Tuần Triệt án ngữ Nhật Nguyệt, hoặc Hóa Kỵ đóng đồng cung làm giảm sức sáng của Nhật hoặc Nguyệt. Nếu một sao bị Tuần hoặc Triệt án ngữ hoặc bị Hóa Kỵ đồng cung, nghĩa là bị giảm sức sáng thì sẽ đưa đến mức độ tốt giảm đi rất nhiều, cung VCD trong trường hợp này chỉ tốt ở mức độ trên trung bình một chút mà thôi.
Nếu Nhật Nguyệt được các phụ tinh làm tăng sức sáng như Xương Khúc Đào Hồng thì lại càng tốt đẹp bội phần. Trường hợp có Nhật Nguyệt Sửu Mùi chiếu thì nếu Nhật Nguyệt bị Tuần hoặc Triệt tại cung thì càng tốt, có Hóa Kỵ đồng cung với Nhật Nguyệt thì càng tốt hơn.
Chú ý rằng chỉ rơi vào hai trường hợp này thì ta mới sử dụng bộ Nhật Nguyệt, còn tất cả các tr ường hợp khác thì nếu có Âm Dương chiếu ta cũng lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ.
(Tử Vi Trừ Mê Tín)