Hai thể âm dương đã định thành phép tắc tạo tính cách hoàn toàn dị biệt như trắng với đen, sáng và tối. Vì vậy, 14 chính tinh, bên dương 8 sao Tử Phủ Vũ Tướng, Sát Phá Liêm Tham thường xuyên tranh đấu lẫn nhau từng bước, trái lại bên âm Lương Nguyệt Đồng Cơ Cự Nhật cả 6 sao đứng thành 1 khối liên kết hành động chung mật thiết.
Bộ Nhật Nguyệt 2 vầng sáng suốt như chỉ điểm đâu là đường đi thăng tiến, đâu là ngõ bí bế tắc để Thiên Lương trình bày luận lý theo dõi Thiên Đồng canh cải kiến tạo và Thiên Cơ tổ chức xếp đặt tức là nội Trạng Tử Phủ hay Phá Tham một khi đắc thế tạo nên sau đó Cự Môn lên tiếng khuyên răn nhắn nhủ :
Toán số mạng không phải chỉ là 1 pháp toán tìm hiểu hồi hưng thịnh lúc suy vong, còn là một giáo lý trình bày nhân quả hướng dẫn nhân luân trên bước đường dài làm sao cho trọn vẹn, dư âm còn lưu truyền mãi mãi.
Tại sao lại cũng chia làm hai phái, xếp Cơ đứng đầu mà Lương đứng cuối, không để Lương Cự Đồng Cơ và Nhật Nguyệt?
Theo phép âm dương, lưỡng nghi chia xuống là phái tứ tượng. Bên dương đã chia làm 2 thì bên âm cũng phải chia 2. Để Cự Nhật có ý nghĩa lời phê bình cương trực sáng láng như vầng Thái dương. Bên kia Thiên Lương đáng lẽ dẫn đầu đoàn lại để Cơ chiếm đoạt ra ngồi khiêm nhượng ở ghế chót. Đây thiết tưởng cũng là trường hợp như Phá Quân bất nhân Thìn Tuất, chê bai triết nhân một phường hán nho ngông cuồng chỉ ngồi suy tưởng nông cạn không đáng kể, Cơ & Đồng mới là 2 giềng mối, cần thiết phải được tôn trọng.
Sự thật, những vị tri trên địa bàn, Lương và Cự theo qui phạm áp dụng luân phiên chia nhau sát nách Cơ Đồng như Lương Cơ (Thìn Tuất) Lương Đồng (Dần Thân) Cự Cơ (Mão Dậu) Cự Nhật (Dần Thân).
Ba trường hợp dưới đây cũng như các trường hợp khác thấy khối thống nhất Nhật Nguyệt Lương Cự Đồng Cơ luôn luôn liên lạc mật thiết chu đáo.
a – Tử Vi ở Ngọ thấy cả một triều đường uy nghi quân thần tả sứ. Liêm Phủ văn ban ở Tuất, Vũ Tướng võ bá ở Dần, Thái Dương (Mão) dẫn đường Thiên Lương phối hợp Thái Âm ở Hợi, tuy rằng âm dương tịnh minh, sự thật Thái Âm đắc cách hơn thì mọi sự phải nhu thuận mới đắc sách. Tổ chức (T.Cơ) có phần khéo léo, nhưng không che lấp được cải cách kiến tạo không hợp tình trạng (T.Đồng hãm ở Sửu). Cự Môn (Sửu hãm) không thể làm ngơ không mỉa mai nghiêm nghị. Đây chỉ là tất cả sự dàn bầy của chính tinh, còn 1 phần nó tùy thuộc ở tuổi (Thái Tuế) cục diện (tràng sinh) phụ thêm 1 đoàn trung phúc và sát tinh thêm bớt.
b – Phá Quân ở Tý cùng Tham Lang ở Thìn Tuất Sát ở Thân, mọi hình ảnh cuộc liên minh hảo hán bất khuất. Thiên Lương ở Mùi được Thái Âm (Mão) Thái Dương (Hợi) đồng chiếu, cho biết mọi sự còn trong vòng chưa được tỏ rõ phải từ từ khuôn xử thì hơn ( Thái Âm đắc cách hơn Thái Dương). Sự tổ chức (Cơ) tạm thời đúng lúc, nhưng cải cách còn bế tắc (Đồng hãm ở Dậu). Cự Môn ở Tỵ (hãm) không thể không mạnh tiếng bổ khuyết.
c – Tử Tướng ở Thìn, Phá Quân ở Tuất, một màn cảnh quyết liệt chống chọi. Thiên Lương ngao ngán thế cuộc tàn du sơn thủy. Cuộc xáo trộn chưa phân hắc bạch (âm dương tương tranh ở Sửu) Cự Môn nắm chắc Cơ và Đồng (cả 3 Cự Cơ Đồng đều đắc địa) lên tiếng dàn hòa sao cho mọi sự được êm đẹp. Kết quả phải trái cũng nhờ ở Thái Tuế mới qui định hẳn bên nào chịu trách nhiệm tình trạng xảy ra.
(Tử vi nghiệm lý toàn thư – tác giả Thiên Lương)