Đức là phần tôn vinh thuộc về tinh thần, có tính cách nhân ái rộng lòng vị tha. Người được khen là có đức là người dẫn dắt cuộc sống theo đạo lý lập công hơn là kể ơn. Cổ nhân đã sắp xếp bên dương (nam) cũng như bên âm (nữ) có 4 đức. Nam thì hiếu để trung tín tức là đạo hiếu với cha mẹ trước nhất, rồi đến mến yêu anh em mới thành người trung của nước, tín thực với mọi người. Nữ thì công dung ngôn hạnh nghĩa là thông hiểu mọi việc, đi đứng khoan thai, nói năng khuôn phép, hạnh kiểm nết na, lại còn buộc theo môt khuôn sống là tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Xét ra có phần nghiêm khắc cho phái nữ.
Tứ đức trong tử vi là đức chung bao gồm từ cả vũ trụ xuống đến một giòng họ thế nhân. Hai thế lưỡng nghi là Thiên đức (dương) Nguyệt đức (âm) xuống đến tứ tượng Long đức (Thiếu âm) Phúc Đức (Thiếu Dương) là tất cả đạo lý cao dầy cần phải nhận định sao cho hợp hoàn cảnh.
Tứ đức đứng chụm vào vòng Thái Tuế là vòng do địa chi chi phối tạo nên tư thế cá nhân trong xã hội nhân quần. Thái Tuế Quan Phù Bạch Hổ là trách vụ nặng nề phải gánh vác được đền công xứng đáng tuyệt đối. Cái gì đã được nêu tên là “Thái”’ (tối đa thì còn có gì vượt lên trên được). Theo luật ngũ hành giao dịch có sinh phải có khắc, có xuất tất phải có nhập. Thái đã là tối đa rồi mà lại được nhập thêm, đương nhiên là điều bất hạnh. Lý công bằng là khi thiếu cần phải bổ khuyết, khi đã đầy đủ rồi mà bồi đắp thêm sẽ đi đến thế lệch, lệch đến thế tận cùng là tàn tạ. Do đó mới có Thiên Không đứng bên Thái Tuế.
Phải chăng Thiên không là giấc mộng hoàng lương đối với 3 hạng người trong tử vi có những điều kiện khác biệt.
Hạng người tứ chính (Tí Ngọ Mão Dậu ) là người khẳng khái nhiều khi quá cứng rắn, nên kết quả thường đem lại có phần ác liệt (Thiên Không tứ mộ). Người tứ sinh (Dần Thân Tỵ Hợi) vì lòng tự hào có phần cao nên Thiên không hăm hạng này vào vòng di luỵ mỗi khi tham vọng quá mức (Đào Hoa Thiên không). Còn người Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi) biết thân hiểu phận chân yếu tay mềm, dễ khiến nhạy cảm yếm thế (Hồng Loan, Thiên Không).
Ba hạng này một khi đã bị Thiên không thâm nhập huyết quản thì đồng đều ở trong tam hợp có Thiên đức, Nguyệt đức và Phúc đức, còn Long đức đứng ở thế xung, có nghĩa là phân chia cho Thiếu dương tam đức, còn để dành cho Thiếu âm.
Sao vậy?
Theo luật âm dương, hai phái khác biệt hẳn nhau như nước với lửa, kim với mộc. Thiếu dương đã vượt lên trên Thái Tuế tức là tinh khôn hơn Thiếu âm đứng ở tam hợp sau Thái Tuế có phần thật thà thua thiệt, vì Thiếu dương luôn luôn có Hồng Đào xốc nách (Thiếu âm nhiều trường hợp không có). Giữa Thiếu Dương và Thiếu âm đã thấy rõ ràng cán cân bù trừ chính xác. Thiếu dương được Hồng Đào vì vướng Thiên không nên được tam tứ đức đứng ra khuyên nhủ. Thiếu âm bị bạc đãi nên chỉ một Long đức đứng lên khuyên nhủ.
Trước cảnh hùng bí bao la của bầu trời (Thiên đức ), cái dịu mát trong sáng của trăng soi (nguyệt Đức), cái độ lượng nhân hậu của bậc nguyên huấn (Long đức) và sự ham muốn tu tạo bác ái của một giòng giống (Phúc đức) hẳn những ai trong kiếp nhân sinh chẳng may ở vào vị trí Thiên không không thể không suy nghĩ kỹ càng với bộ óc thông minh (Thiếu dương Hồng Loan) được định mệnh đã ban phát, dầu là hợp tình hợp cảnh giữa ngã rẽ độ đường Tứ Đức với Thiên không.
Điển hình trên những lá số nên cần được vô chính diệu ở trong có những An Quang (Mộc), Hỷ thần (Hoả), Thiên thọ (Thổ), Tấu Thư ((Kim), Thanh Long (Thuỷ) tuỳ theo hợp hành với Mệnh là đắc cách. Nếu có chính tinh thì mệnh phải khắc sao cho phù hợp như vô chính diệu và Hoá Khoa điều chỉnh để dọn đường cho Tứ Dức dễ dàng sinh hoạt. Chẳng may vô chính diệu lại chứa chấp sát tinh như Thiên Hình (Kim) Lưu Hà (Thuỷ) Kiếp sát (Hoả)… mà mệnh lại đồng hành là tất cả những gì độc hại không bờ bến.
(Tử vi nghiệm lý toàn thư – tác giả Thiên Lương)