Toán số học ra đời trải qua mấy ngàn năm dưới đế quyền độc tôn, mọi sự phát huy đều có ý dè dặt lửng lơ lầm tưởng như đề cao Tử Vi (hình bóng đế nghiệp). Sự thật phải ý thức vấn đề tìm hiểu đâu là nguyên lý công bằng.
Luật âm dương chia 14 chính tinh làm 2 phe. Bên âm 6 sao tượng trưng văn thái tìm kiếm căn quả ghi thành tích những gì bên dương hành động. Bên dương diễn tả những màn cảnh tranh đấu hưng vọng cuộc thế nhân sinh bằng hai phe Tử Phủ và Phá Tham sắp xếp ngụ ý trật tự trên dưới tùy theo địa vị:
- Tử Vi, Thiên Phủ, Vũ Khúc, Thiên Tướng: Đế ở trên rồi đến quân sư, hàng dưới khanh tướng.
- Thất Sát, Phá Quân, Liêm Trinh, Tham Lang: Sát đứng đầu ngầm ý nhưghi cong khi hộ giá Đế tuần du ở Tỵ Hợi. Phá Quân thứ nhì khẳng định không thể dìm sâu hơn nữa. Thứ ba Liêm Trinh có tính nhu thuận ít hợp ý đồng phe, khiến hiệu năng của Sát Phá Tham có nghĩa cương quyết mạnh bạo hơn là Sát Phá Liêm Tham. Tham Lang, người gây tai nạn hung hãn nhất cho Tử Vi đứng cuối bậc Thấy sự sắp xếp đặt bên Phá Tham Liêm Sát toàn lựa người hàng hai đứng trên kẻ chống đối.
Những hành tinh chuyển dịch trên các vị trí với hành vi bản lãnh không phải không ý nghĩa.
Tại sao Thiên Phủ trường hợp nào cũng không chịu đứng chung hàng với Thất Sát (Thiên Phủ đối xung Thất Sát), cũng như Thiên Tướng thường trực ngăn chặn Phá Quân? Thiên Phủ một hình tượng nhân sinh điềm tĩnh có đủ tư cách phò trợ minh quân an bang tế thế, thấy những gì không trung tín là không chấp nhận. Thất Sát vốn người nóng tính, vụng suy, lại đứng trong hàng ngũ đối lập, vì một lý do gì nhảy qua hàng ngũ đối phương dẫn đường Tử Vi tuần tiễu ở Tỵ Hợi, trong lúc Phá Quân bước đầu hoạt động (cùng trong tam hợp Tử Sát Liêm Phá Tham Vũ) khác gì Ngụy Diên ở hàng ngũ quân Tào nhảy sang đầu hàng quân sư Gia Cát Lượng.
Vốn đầy đủ thông minh nhận xét hạnh kiểm nhân sinh, Khổng Minh sai lôi ra hành quyết để răn trừng. Ông không chấp nhận những kẻ sớm đầu tối đánh Thiên Phủ chống Thất Sát là màn cảnh Khổng Minh không ưa Ngụy Diên ở cuối đời Tam Quốc, nên trường hợp nào cũng đứng đối xung, luôn luôn cùng Thiên Tướng sát cánh trong hàng ngũ (tam hợp) đồng tâm hiệp lực ngăn chống Phá Quân (Thiên Phủ sung Thất Sát, Thiên Tướng xung Phá Quân)
Thất Sát có hai vị trí đáng được đề cao nghiêm chỉnh là triều đẩu (Thất Sát Thần Dần) và ngưỡng đẩu (Thất Sát Tử Ngọ). Triều ý nghĩa mặt triều kiến, ngưỡng là ngẩng trông lên có vẻ tôn kính phục tùng. Còn Đẩu là hành tinh.
Quan sát trên địa bàn, một khi Thất Sát đứng ở Ngọ (Ngưỡng) thì Tử Tướng ở Thìn, Phá Quân ở Tuất, trường hợp 2 bên dàn bầy trận thế khuất phục nhau. Vậy Thất Sát ở Ngọ ngưỡng mộ ai? Tử Tướng hay Phá Quân? Chắc chắn Thất Sát không thể lùi lại ôm chân Tử Tướng ở Thìn mà cảm phục Phá Quân cùng đứng trong tam hợp với nhau. Vị trí triều ở Thân, lúc đó Phá Quân ở Tí hiên ngang một cõi sơn hà lên ngôi minh chủ Thất Sát ngẩng mặt triều kiến là trúng cách. Khi Thất Sát ở triều kiến Phá Quân ở Ngọ với tư cách một thủ lĩnh đơn thân độc mã dám hùng dũng đến thủ phủ của Tử Vi không phải là không xứng đáng. Nếu cho ngưỡng và triều Tử Vi tất phải danh chính ngôn thuận (ngưỡng triều Đế Vị), thấy không có mối liên hệ gì trong tam hợp (nội bộ) và vị trí Tử Vi cũng đứng không đẹp gì để hưởng ngưỡng triều.
Toán số mạng chỉ đề ra khép mở không nhất quyết minh định vì nhiều nỗi e dè không khỏi nhiều khi nhận lầm lạc hướng, ngày nay tưởng nên ý thức đâu là hợp lý để soi tỏ chính tâm của tác giả xa xưa không thể nói ra vì nhiều uẩn khúc.
(Tử vi nghiệm lý toàn thư – tác giả Thiên Lương)