BIỆT CÁCH

Phá quân quan hệ với các tinh hệ, bố trí của Phá quân trong tinh bàn có sáu loại như sau:

– Ở Tý hoặc ở Ngọ, Phá quân độc tọa.

– Ở Sửu hoặc ở Mùi, Phá quân đồng độ với Tử vi.

– Ở Dần hoặc ở Thân, Phá quân độc tọa.

– Ở Mão hoặc ở Dậu, Phá quân đồng độ với Liêm trinh.

– Ở Thìn hoặc ở Tuất, Phá quân độc tọa.

– Ở Tị hoặc ở Hợi, Phá quân đồng độ với Vũ khúc.

Phá quân cũng như Thất sát và Tham lang bài bố tại 12 cung trong tinh bàn, khi nhập các cung thuộc Dương (Tý Dần Thìn ngọ Thân Tuất) thì độc tọa, khi nhập các cung thuộc Âm (Sửu Mão Tị Mùi Dậu Hợi) thì đồng độ với một tinh diệu khác. Đặc tính quan trọng này, là cơ sở để luận giải sự phối hợp giữa “mệnh nạp âm”, nguyên tắc “hợp Cục nhập Cách” và “tính lý” của các tổ hợp tinh hệ trong mệnh bàn.

Phá quân độc tọa Tý Ngọ

Phá quân độc tọa ở Tý hoặc ở Ngọ, cung đối diện là hệ “Liêm trinh Thiên tướng”, cung tam phương là Thất sát độc tọa và Tham lang độc tọa hội hợp.

Phá quân ở hai cung này, có thể trở thành cách “Anh tinh nhập miếu”. Hoặc có thể thành cách “Phá quân ám tinh”.

Muốn luận giải tính chất của Phá quân độc tọa ở Tý hoặc ở Ngọ, cần phải phân biệt rõ bản chất của Phá quân thuộc loại “quả cảm” hay thuộc vào loại “làm càn”. Nắm vững những đặc điểm này, mới có thể nhận biết được bản chất của Phá quân.

Phá quân thuộc loại “làm càn” có lực phá hoại lớn, nhưng sức sáng tạo kém, do đó thường là chủ động phá hoại, mà sự phá hoại của nó lại không có mục đích. Phá quân thuộc loại “quả cảm” thì lại khác, không chủ động tìm sự thay đổi, nhưng khi phải ứng phó với tình huống khách quan, thì không thay đổi không được, lại “quả cảm” hành động, có mục tiêu rõ ràng cho sự thay đổi.

Phá quân đối nhau với Liêm trinh Hóa Kị (năm Bính, Phá quân ở Tý ắt cùng lúc bị Kình dương Đà la chiếu xạ, Phá quân ở Ngọ thì đồng độ cùng Kình dương), về cơ bản đã thành mệnh cách “làm càn”. Nếu gặp Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật, Lộc tồn, có thể hóa giải tính “làm càn” này, lúc này Phá quân rất ngại đồng độ với Văn khúc mà không gặp Văn xương, càng chủ về tăng thêm mức độ “làm càn” mà thôi.

Có Văn khúc Hóa Kị đồng độ hoặc ở cung đối diện xung chiếu, tuy gọi là “Phá quân ám tinh”, thực ra cũng chỉ là mệnh cách Phá quân thuộc loại “làm càn” mà thôi.

Phá quân và hệ “Liêm trinh Thiên tướng” ở xung cung, bị Hỏa tinh Linh tinh xung phá, thì Phá quân cũng có tính “làm càn”. Trường hợp Hỏa Linh đồng cung được xem là nặng, ở cung đối diện được xem là nhẹ hơn. Nếu Liêm trinh Hóa Kị đồng độ với Hỏa tinh hoặc Linh tinh xung chiếu Phá quân, thì mệnh cách Phá quân thuộc loại “làm càn” càng nặng.

Phá quân Hóa Lộc hay Hóa quyền, chủ về người có mệnh cách “quả cảm”. Nếu được Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt hội hợp (rất ưa gặp Lộc tồn), là thuộc về mệnh cách “quả cảm”, cách “Anh tinh nhập miếu” cũng như vậy.

Phá quân không có cát hóa, nhưng gặp Tham lang Hóa Lộc, hoặc hệ “Liêm trinh Thiên tướng” ở cung đối diện thuộc vào cách “Tài ấm giáp ấn”, cũng chi phối gây ảnh hưởng, khiến Phá quân thuộc vào loại “quả cảm”.

Vận hạn Phá quân, Thất sát, Tham lang độc tọa, cần phải gặp các Cát tinh. Nhất là Thiên khôi, Thiên việt, mới là cung hạn Phá quân thuộc loại “làm càn” thích hợp đến, lúc này lợi dụng tính “tường hòa” (cát tường và hòa giải) của Cát tinh để hóa giải tính “làm càn” của Phá quân, khiến cho tính chủ động phá hoại và lực phá hoại không mục đích của Phá quân không có đột biến. Lúc này được gọi là “nỗ lực hậu thiên có tu dưỡng để bổ cứu”, chủ về hễ gặp việc, thì suy nghĩ kỹ lưỡng, sau đó mới hành động – nếu là vận xấu có tránh được không? Chưa chắc tránh được vận xấu, cần phải thêm điều kiện hội hợp với sao cát, thì mới có thể kết luận. Đối với Phá quân thuộc loại “quả cảm” đến cung hạn này, thì có nhiều cơ hội thay đổi, dù không được cát hóa, cũng có thể cải thiện hoàn cảnh khách quan.

Đối với người có Phá quân tọa mệnh, khi đến các đại vận hoặc lưu niên có Thất sát, Phá quân, hay Tham lang độc tọa, người mệnh cách “quả cảm” đến cung độ vận hạn có Thất sát tọa thủ thì tốt; người mệnh cách “làm càn” đến cung độ Thất sát độc tọa thì dễ đánh mất cơ hội, mà còn chưa chắc lợi dụng được vận thế, trong hạn này chỉ chủ về thay đổi vẻ bề ngoài.

Nếu cung độ Tham lang cùng lúc gặp cả Lộc tồn lẫn Hóa Lộc, hơn nữa còn có Cát tinh hội hợp, đối với Phá quân thuộc loại “làm càn” có thể nhuyễn hóa bản chất “thay đổi không có mục đích” trở thành “kiến thiết có mục đích”. Đây hoàn toàn vì hoàn cảnh khách quan quá tốt đem lại một cách ngẫu nhiên.

Cung độ vận hạn Thất sát có Sát tinh, người có bản chất “làm càn” mà đến cung hạn này, chủ về chỉ biết phá bỏ cái cũ, mà không biết tạo nên cái mới. Vì vậy cần phải vận dụng nỗ lực hậu thiên để bổ cứu.

Cung hạn Thiên cơ độc tọa, đối với Phá quân thuộc loại “làm càn” không kị gặp cung hạn này, nhưng trong vận hạn này, có thể vì đặt ra mục tiêu sai lầm mà phải chịu tổn thất tới hậu vận. Xã hội ngày nay, đại vận thứ hai của mọi người, là thời gian Trung học phổ thông, vì vậy trong vận hạn này, cần có cha mẹ tư vấn lựa chọn mục tiêu một cách thận trọng, để phù hợp với đường sự nghiệp sau này được phát triển tối ưu. Đây được xem là “nỗ lực hậu thiên có bổ cứu”.

Thiên cơ Hóa Kị ở nguyên cục, có thể nói là vận tốt của Phá quân thuộc loại “làm càn”, có thể lợi dụng được vận thế này hay không? Sẽ trở thành then chốt để phát triển hậu vận.

Thiên cơ được cát hóa, đương nhiên là vận tốt, bất kể là Phá quân thuộc loại “quả cảm” hay thuộc loại “làm càn”, tính chất nào cũng thích hợp đến cung hạn này. Nếu là lưu niên, cũng là vận trình dễ gặp được cơ hội tốt.

Cung hạn “Tử vi Thiên phủ” đồng cung, thường là cung hạn khiến người có bản chất “làm càn” phá tán, thất bại, đã thiếu mục tiêu còn vì nhất thời đắc ý, nên dẫn đến thất bại. Nhưng Phá quân thuộc loại “quả cảm” thì trái lại, có thể xoay chuyển tình thế xấu trong vận hạn này, về sự nghiệp là có thành tích.

Khi hệ “Tử vi Thiên phủ” thiên nặng về tinh thần mà nhẹ về vật chất, Phá quân thuộc loại “làm càn” lại không thích hợp đến cung hạn này. Cần phải đề phòng vì đắc ý mãn nguyện, mà dưỡng thành tính cách phá hoại, hoặc vì thất bại mà phẫn thế ghét đời.

Cung hạn Thái âm độc tọa, nếu được cát hóa, lại gặp Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật hội hợp, Phá quân có bản chất nào cũng ưa đến. Đối với mệnh cách “quả cảm” thì lại không nên mưu toan thay đổi lớn, nếu không, sẽ ảnh hưởng đến vận thế. Đối với mệnh cách “làm càn” đương nhiên càng không nên thay đổi (cần phân biệt Phá quân khi thay đổi có cục đích hoặc Phá quân khi thay đổi không có mục đích).

Nếu Thái âm Hóa Kị (Thái âm Hóa Kị xung hội Thái dương Hóa Kị thì càng nặng) là vận hạn xấu của Phá quân. Người có mệnh cách “làm càn” thì phạm sai lầm mà gây họa, người có mệnh cách “quả cảm” thì bị dẫn dụ mà phạm sai lầm, dẫn đến tổn thất. Hai tình huống này tuy giống nhau, nhưng trường hợp mệnh cách “làm càn” là do tự phát, trường hợp mệnh cách “quả cảm” là do bị xúi giục.

Cung hạn Cự môn không có Cát tinh hội chiếu, cũng ít Sát tinh bay đến, cần phải có Thái dương ở cung đối diện nhập miếu, mới là vận vận tốt của Phá quân. Tuy vậy, người mệnh cách “làm càn” nhập cung hạn này, thì vẫn dễ chuốc thị phi. Nếu Thái dương ở cung đối diện Hóa Kị, thì Phá quân đến cung hạn Cự môn tọa thủ, không nên có bất cứ hành động tích cực nào, bất kể là Phá quân thuộc loại “quả cảm” hay Phá quân thuộc loại “làm càn”.

Cung hạn Cự môn được cát hóa, gặp Cát tinh, đây là vận trình nên “tiến” hay nên “thủ”, khi Phá quân gặp cung hạn này. Nếu Cự môn không cát hóa mà lại bị Hóa Kị, hoặc lại gặp Thiên đồng Hóa Kị, thì đây là vận thế dễ sinh phá tán, thất bại, vì vậy vận trình này nên thủ mà không nên tiến.

Phá quân thuộc loại “làm càn” không ưa đến cung hạn Cự môn Hóa Kị, gặp lưu niên Thái dương Hóa Kị và Thiên đồng Hóa Kị, sợ rằng vì phạm pháp mà phá tán thất bại, nếu cung Tật ách cũng không tốt, thì còn là niên hạn bệnh tật, nạn tai.

Cung hạn “Liêm trinh Thiên tướng” đồng độ, nếu Liêm trinh Hóa Kị mà không có cát hóa hội hợp, niên vận của Phá quân thuộc loại “làm càn” đến, chủ về tâm trạng bị áp chế. Nếu tam phương tứ chính cung hạn có Sát Kị Hình tụ hội, Liêm trinh biến thành Hóa Kị mà còn gặp Vũ khúc Hóa Kị, thì thậm chí có thể tự sát, tâm ý nảy sinh ý niệm coi thường mạng sống.

Hệ “Liêm trinh Thiên tướng” có cát hóa, gặp Cát tinh, thì đây là lưu niên nên thay đổi hoàn cảnh khách quan. Người Phá quân có bản chất “làm càn” cũng không kị đến cung hạn này.

Cung hạn Thiên lương độc tọa, bất kể là nưu niên hay đại hạn, dù Phá quân thuộc loại “quả cảm”, cũng nên lui lại để suy tính kế sách. Người Phá quân thuộc loại “làm càn”, thì bị buộc phải thoái lui; dù có Cát tinh, được cát hóa, mức độ gian nan khốn khó vẫn không giảm, chẳng thay đổi được tính chất này.

Cung hạn Thiên đồng độc tọa, tuy rằng gặp Lộc Quyền Khoa hội, dù Phá quân thuộc loại “quả cảm” cũng không nên cải cách quá nhanh. Nếu không, thường thường sẽ chuốc lấy những phiền phức không cần thiết, lúc cơ hội thực sự đến thì lại buồn rầu, lo lắng, không còn sức lực để nắm bắt theo kịp thời cơ.

Nếu Thiên đồng Hóa Kị (còn gặp Cự môn Hóa Kị thì càng nặng), khi lợi dụng cơ hội để thay đổi tình thế, cần phải thận trọng và cẩn thận, xem xét kỹ thiên can nhập cung hạn theo lưu niên hóa nhập hay hóa xuất, để quyết định nên “công” hay nên “thủ”. Thông thường, chỉ cần Thiên đồng không hóa thành sát tinh (Thiên đồng Hóa Kị), thì đây là vận tốt của Phá quân thuộc loại “quả cảm”, có thể khai sáng, sáng lập sự nghiệp mới.

Cung hạn Vũ khúc độc tọa, nếu được cát hóa thành Hóa Lộc hay Hóa Quyền, là cung hạn Phá quân ưa đến, được xem là cơ hội để đặt cơ sở cho việc lập nghiệp. Nếu Phá quân thuộc loại “làm càn” mà đến cung hạn này, thường sẽ tự phá hoại vận thế của chính mình, rồi lại mất thời gian chắp vá những chỗ đã quyết định sai lầm. Nếu không nghĩ tới việc thay đổi, vẫn giữ vận thế cũ mà không xác lập mục tiêu phát triển, thì vận thế về sau sẽ phụ lòng một cách oan uổng.

Nếu Vũ khúc Hóa Kị xung khởi Tham lang Hóa Kị, thì chẳng phải là vận tốt, bất kể là Phá quân thuộc loại “quả cảm” hay Phá quân thuộc loại “làm càn”, đều không nên chủ trương tích cực khai sáng hoặc thay đổi.

Cung hạn Thái dương độc tọa, thông thường Thái dương nên nhập miếu mà không nên lạc hãm. Tình hình xấu nhất là khi Thái dương lạc hãm lại Hóa Kị, hoặc có Cự môn Hóa Kị vây chiếu, người có Phá quân thủ mệnh ắt sẽ gặp nhiều gian khổ khốn khó, đối với người Phá quân thuộc loại “làm càn”, lực phá hoại cũng do đó mà nảy sinh, ảnh hưởng rất lớn đến hậu vận.

Người thuộc cách “Phá quân ám tinh”, gặp phải tình hình trên, nếu không dựa vào nỗ lực tu dưỡng của hậu thiên để bổ cứu, thì sau khi trải qua nhiều gian khổ, tính “u ám” và tính “làm càn” của loại mệnh cách này sẽ trở thành thâm niên cố đế, tương lai thường tự hủy hoại chính bản thân mình.

Phá quân và Tử vi đồng độ ở Sửu Mùi

Phá quân đồng độ với Tử vi ở Sửu hoặc ở Mùi, cung tam phương là hệ “Liêm trinh Tham lang” và hệ “Vũ khúc Thất sát” hội hợp, cung đối diện là Thiên tướng độc tọa. Tổ hợp tinh hệ này, do liên quan đến ba sao Thất sát, Phá quân, Tham lang, là các sao có tính chất mạnh mẽ, cho nên rất mẫn cảm với “tứ hóa”.

Muốn luận giải bản chất của tinh hệ này, cần chú ý phân biệt tính chất “ổn định” và “không ổn định” của hệ “Tử vi Phá quân” đồng độ.

Hai sao Tử vi và Phá quân đồng độ, bản thân đã có tính trái nghịch rất mạnh, không giống như Phá quân độc tọa ở Dần hoặc ở Thân, phân biệt với tính chất “phản kháng” hay “thuận tòng”.

Nhìn từ góc độ khác, tính “phản kháng” thực ra cũng là lực khai sáng, bởi vì trước tiên phải phá bỏ cái cũ rồi mới bắt đầu làm lại cái mới. Cho nên, đối với hiện thực, “phản kháng” thực ra cũng là “khai sáng”. Có điều, bất kể là “phản kháng” hay là “khai sáng”, cũng đều có sự phân biệt giữa “ổn định” và “không ổn định”. “Không ổn định” thì liên quan đến sự thay đổi cực lớn trong các mối quan hệ giao tế. Vì vậy, cổ nhân có thuyết “Tử vi và Phá quân, làm tôi thần thì bất trung, làm con thì bất hiếu” (Tử vi Phá quân, vi thần bất trung, vi tử bất hiếu). “Ổn định”, thì có thể tránh được điều, mà cổ nhân đã lập thuyết, mà còn đổi mới trong vô tình, thậm chí mặt mũi còn trở thành sáng sủa, phơi phới bề ngoài, dù có gặp hoạn nạn cũng không kinh hãi.

Hệ “Tử vi Phá quân” gặp các sao Sát Kị Hình, là có tính chất “không ổn định”, nếu có Tả phụ Hữu bật giáp cung, hoặc hội Văn xương, Văn khúc, Thiên khôi, Thiên việt, ưa nhất là có Tả phụ Hữu bật hội chiếu, thì thuộc về tính chất có “ổn định”.

Hai sao Tử vi và Phá quân, khi Tử vi Hóa Quyền hoặc khi Phá quân Hóa Lộc hay Hóa Quyền, về cơ bản vẫn thuộc vào loại “không ổn định”. Đến lúc gặp Tử vi Hóa Khoa mới bắt đầu cảm thấy ổn định, nhất là Tử vi thuộc vào cách “bách quan triều củng”, một khi Hóa Khoa, đương nhiên lãnh đạo quần hùng, dù có cách tân thế nào, cũng đều không hao phí khí lực, do đó cũng thuộc vào tính chất “ổn định”.

Thiên tướng ở cung đối diện bị cách “hình, kị” giáp cung, gây tăng mạnh tính phản kháng của hệ “Tử vi Phá quân”, cho nên thuộc vào loại “không ổn định”. Lúc được cách “tài, ấm” giáp cung, thì có thể làm yếu đi tính phản kháng của hệ “Tử vi Phá quân”, bản chất cũng khá “ổn định”.

Hệ “Vũ khúc Thất sát” đồng độ ở cung tạm phương, là các sao có tính chất nhạy bén mà còn hữu lực. Nếu Vũ khúc Hóa Lộc, Hóa Quyền hay Hóa Khoa, khiến cho hệ “Tử vi Phá quân” giảm bớt sức lực khi cách tân, thì tính chất cũng khá ổn định.

Một nhóm tinh hệ khác ở cung tam phương là “Liêm trinh Tham lang”, gây ảnh hưởng về mặt tinh thần đối với hệ “Tử vi Phá quân”, còn hệ “Vũ khúc Thất sát” gây ảnh hưởng về mặt vật chất đối với hệ “Tử vi Phá quân”. Nếu hệ “Liêm trinh Tham lang” có Hóa Kị, khiến cho tinh thần của “Tử vi Phá quân” trống rỗng, càng làm tăng tính “không ổn định”, nhưng khi hệ “Liêm trinh Tham lang” có Hóa Lộc, lại khiến cho hệ “Tử vi Phá quân” có khuynh hướng nhục dục, dẫn đến rắc rối về tình cảm, tuy bề ngoài có vẻ ổn định, nhưng thực ra là “không ổn định”, cần phải có Cát tinh hội hợp với hệ “Liêm trinh Tham lang” mang tính chất trung hòa, thì mới có thể khiến cho hệ “Tử vi Phá quân” trở về trạng thái cân bằng “ổn định”.

Lúc hệ “Tử vi Phá quân” đến 12 cung hạn, cần phải gặp các tinh hệ giao nhau có “động” và “tĩnh” thật thích hợp, thì mới là vận tốt. Nếu tính chất “không ổn định” thái quá, thì sẽ bộc lộ rõ tính phản kháng, quan hệ giao tế sẽ xấu đi, đời người cũng nhiều khốn khó. Nếu hệ “Tử vi Phá quân” có tính chất “không ổn định” đến cung hạn quá ổn định; hoặc hệ “Tử vi Phá quân” có tính chất “ổn định” đến cung hạn có tính “không ổn định”, là điềm báo không thích ứng được với hoàn cảnh khách quan.

Hệ “Tử vi Phá quân” ở nguyên cục thuộc loại “không ổn định”, không ưa đến ba cung hạn “Tử vi Phá quân”, “Vũ khúc Thất sát” và “Liêm trinh Tham lang”. Bởi vì ba cung này vốn đã có tính chất “không ổn định”, không nên làm mạnh thêm tính chất “không ổn định” của “Tử vi Phá quân” ở nguyên cục. Tính chất “không ổn định” cũng có phân biệt tình cảm và vật chất, cần chú ý kết cấu “Vũ khúc Thất sát” chủ về vật chất, và “Liêm trinh Tham lang” chủ về tinh thần ở nguyên cục mà định. Đại khái là, thà sinh hoạt tình cảm “không ổn định” còn hơn là sinh hoạt vật chất “không ổn định”. Nếu hệ “Liêm trinh Tham lang” có các sao đào hoa tụ tập, lại gặp thêm các sao “hư hao”, là điềm ứng bị nhiễm những thú vui không lành mạnh, chìm đắm trong tửu sắc, lúc này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt vật chất, mà trở thành “không ổn định”.

Hệ “Tử vi Phá quân” của nguyên cục thuộc loại “ổn định”, ưa đến ba cung hạn “Tử vi Phá quân”, Vũ khúc Thất sát”, và “Liêm trinh Tham lang”; ngoại trừ trường hợp phi tinh của đại vận hoặc lưu niên khiến tính chất của các cung hạn này biến thành tính “không ổn định”, như hóa thành sao Kị, hay có lưu Sát tinh bay tới.

Thiên phủ chủ về ổn định, bất kể bản chất của hệ “Tử vi Phá quân” như thế nào, cũng đều ưa đến cung hạn Thiên phủ tọa thủ có sao Lộc, hoặc cung hạn hội với Thiên tướng được cách “Tài ấm giáp ấn”. Nếu so sánh hệ “Tử vi Thiên phủ” thuộc loại “ổn định” và hệ “Tử vi Phá quân” thuộc loại “không ổn định”, thì hệ có bản chất “ổn định” đến cung hạn này sẽ tốt hơn.

Nếu Thiên phủ là “kho lộ”, “kho trống”, hệ “Tử vi Phá quân” thuộc loại “không ổn định” đến cung hạn này, bất kể là lưu niên hay đại vận, đều chủ về thất bại, nguyên nhân là do không gìn giữ sự nghiệp đang có, mà vọng động cải cách. Hệ “Tử vi Phá quân” thuộc loại “ổn định” đến cung hạn này, chỉ xảy ra tình huống túng thiếu, mà không đến nỗi thất bại.

Cung hạn Thái âm độc tọa, bất kể là miếu hay hãm, cung hạn này đều mang tính không ổn định, tuy rằng Thái âm nhập miếu ở Tuất đương nhiên là tốt hơn Thái âm ở Thìn. Hai trường hợp “ổn định” và “không ổn định”, đều xét khi cung hạn có cát hóa Lộc Quyền Khoa là có tính chất “ổn định”, còn khi cung hạn bị Hóa Kị mà gặp Sát tinh, thì được xem là “không ổn định”. Nếu trường hợp hội đủ cát hóa và Sát tinh, hệ “Tử vi Phá quân” thuộc loại “ổn định” rất nên gặp cung hạn này, chủ về vì hoàn cảnh mà xảy ra thay đổi, thoát khỏi cảnh khốn khó. Hệ “Tử vi Phá quân” thuộc loại “không ổn định” gặp cung hạn Thái âm Hóa Lộc là rất thích hợp, ban đầu sẽ cảm thấy khó khăn, nhưng cuối cùng có thể phát triển mang tính đột phá.

Cung hạn Cự môn độc tọa, gặp Sát tinh, là có lực kích phát đối với hệ “Tử vi Phá quân” thuộc loại “ổn định”; không gặp Sát tinh mà còn được cát hóa, có thể nhờ vào tính chất “không ổn định” của “Tử vi Phá quân” mà thay đổi theo hướng đắc lợi. Nếu Cự môn hóa làm sao Kị, thì hệ “Tử vi Phá quân” thuộc loại nào cũng không nên gặp, rất dễ xảy ra rối loạn (khi hệ “Liêm trinh Tham lang” của nguyên cục không cát tường, sẽ khiến tình cảm rối bời, hệ “Vũ khúc Thất sát không cát tường thì xảy ra xung đột lợi ích).

Hệ “Tử vi Phá quân” không ưa đến cung hạn “Thiên đồng Thiên lương” tọa thủ, bởi vì cung hạn này ắt sẽ mang lại cảnh khốn khó, sau khi khắc phục được mới có thu hoạch. Nhưng đời người ngắn ngủi, hà tất phải gây nên cảnh khốn khó, cho nên khi đến cung hạn này, chỉ nên yên tĩnh để phòng thủ là tốt nhất.

Thái dương cũng có tính chất không ổn định, chỉ lúc Hóa Lộc, Hóa Quyền, khiến cho hệ “Tử vi Phá quân” thuộc tính “ổn định” khi động khi tĩnh đều đúng thời, thủ hay công đều thỏa đáng với hoàn cảnh; có cát hóa thì có lợi cho hệ “Tử vi Phá quân” thuộc loại “không ổn định”, khiến tăng danh vọng, có thể thay đổi biên độ lớn hơn. Khi Thái dương hóa làm sao Kị, hệ “Tử vi Phá quân” động hay tĩnh đều dễ phạm sai lầm, nhất là nữ mệnh, gặp trắc trở lớn về tình cảm.

Cung hạn Thiên cơ độc tọa, được cát hóa, thích hợp với loại “ổn định”; Thiên cơ không được cát hóa, gặp Cát tinh, thì thích hợp với loại “không ổn định”. Trường hợp trước là sản sinh nguồn động lực để phát huy những trải nghiệm, trường hợp sau được người giúp sức lúc thay đổi. Nếu Thiên cơ hóa làm sao Kị, đối với hệ “Tử vi Phá quân” có tính chất “không ổn định”, nếu càng thay đổi thì càng khốn khổ.

Phá quân độc tọa ở Dần Thân

Phá quân độc tọa ở Dần hoặc ở Thân, cung đối diện là hệ “Vũ khúc Thiên tướng”, cung tam phương là Thất sát độc tọa và Tham lang độc tọa.

Muốn phán đoán tính chất Phá quân ở Dần hoặc ở Thân, cần phải chú ý phân biệt đặc điểm, đó chính là tính “phản kháng” và tính “thuận tòng” của Phá quân.

Trong các tình huống thông thường, tính “phản kháng” của Phá quân mà càng mạnh, thì sự biến động thay đổi trong đời người càng có biên độ lớn. Còn tính “thuận tòng” của Phá quân càng mạnh, thì biến động thay đổi trong đời người, có biên độ càng nhỏ.

Phàm người có Phá quân thủ cung Mệnh, vận thế lên xuống như hình yên ngựa, tức là phải trải qua chìm nổi nhiều lần. Lúc vận thế bốc lên, bỗng nhiên sẽ gặp trở ngại, chuyển thành hướng đi xuống, sau đó lại bốc lên lần nữa. Cho nên, luận giải và phán đoán được tính “phản kháng” và tính “thuận tòng” của Phá quân, thì có thể nhận biết được sự chìm nổi của vận thế.

Điểm này quan trọng khi luận giải và đưa ra luận đoán. Bởi vì cùng là người Phá quân độc tọa thủ mệnh ở Dần hoặc ở Thân, có một số người liên tiếp thay đổi công việc, nhưng lại có một số người làm việc trong một cơ cấu nào đó suốt đời; đây là do biên độ chìm nổi cao thấp có sự phân biệt lớn nhỏ của vận thế.

Lấy bản thân sao Phá quân để nói, khi Phá quân có sao Lộc, không gặp các sao Sát Kị Hình, thì tính “thuận tòng” khá lớn; ngược lại, nếu Phá quân không có sao Lộc, hoặc gặp các sao Sát Kị Hình nặng, thì tính “phản kháng” khá lớn.

Gặp Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt, sẽ không làm thay đổi đặc tính của Phá quân, mà chỉ làm mạnh thêm, tức đã “thuận tòng” thì càng “thuận tòng” hơn, đã “phản kháng” thì càng “phản kháng” hơn.

Hai sao Văn xương Văn khúc đồng thời hội hợp với Phá quân, có thể làm tăng tính “thuận tòng”, nếu chỉ gặp một “sao lẻ” thì không phải vậy. Nếu chỉ gặp một mình “sao lẻ” là Văn Xương Hóa Kị, hoặc một mình Văn khúc Hóa Kị, trái lại, sẽ làm tăng tính “phản kháng”.

Hệ “Vũ khúc Thiên tướng” ở cung đối diện, phàm Vũ khúc Hóa Lộc, hoặc Thiên tướng thuộc cách “Tài ấm giáp ấn”, đều làm mạnh thêm tính “thuận tòng” của Phá quân. Nếu Vũ khúc Hóa Kị, hoặc Thiên tướng thuộc cách “Hình kị giáp ấn”, thì làm tăng tính “phản kháng” của Phá quân.

Sao Tham lang ở cung tam phương mà Hóa Lộc, hoặc gặp Lộc tồn đồng độ, sẽ làm tăng tính “thuận tòng” của Phá quân. Nếu Tham lang Hóa Quyền, thì cần phải xem có các sao Sát Kị Hình đồng thời hội hợp hay không, nếu có, sẽ làm tăng tính “phản kháng”; nếu không có, sẽ làm tăng tính “thuận tòng”. Trường hợp Tham lang Hóa Kị cũng làm tăng tính “thuận tòng”.

Sao Thất sát ở cung tam phương đồng độ và hội hợp với Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la, sẽ làm tăng tính “phản kháng” của Phá quân, có thêm Tả phụ Hữu bật cùng đồng độ, chỉ làm mạnh thêm bản tính của Phá quân. Đồng độ với các sao khoa Văn (như đồng độ với Văn xương Hóa Khoa, hoặc cặp sao đôi Long trì Phượng các), sẽ làm mạnh thêm tính “thuận tòng” của Phá quân.

Phá quân nặng tính “thuận tòng” ưa đến các cung hạn sau:

– “Liêm trinh Thiên phủ” gặp Tả Hữu Khôi Việt.

Tham lang độc tọa được Hóa Lộc Hóa Khoa.

– “Vũ khúc Thiên tướng” có tam cát hóa Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa và Thiên tướng thuộc cách “Tài ấm giáp ấn”.

– “Thái dương Thiên lương” có Hóa Khoa.

– Tử vi độc tọa có Hóa Khoa.

Phá quân nặng tính “thuận tòng” đến các cung hạn thích hợp, tuy có biến động thay đổi trong cuộc đời, nhưng sẽ không thay đổi bản chất (như thay đổi nghề nghiệp), hơn nữa, biến động thay đổi sẽ theo chiều hướng thuận lợi, hoặc vì lợi thế mà phải thay đổi, hay có được lợi thế mà thuận tòng thay đổi. Nếu đến các cung hạn không thích hợp, biến động thay đổi sẽ trở thành lớn, mà còn chuyển biến theo chiều hướng xấu, gian khổ.

Phá quân nặng tính “phản kháng” ưa đến các cung hạn:

– “Liêm trinh Thiên phủ” gặp Tả Hữu Khôi Việt

Tham lang độc tọa có Hỏa tinh đồng độ hay Linh tinh đồng độ.

– “Thiên đồng Cự môn” có Hóa Lộc.

– “Vũ khúc Thiên tướng” khi Thiên tướng thuộc cách “Hình kị giáp ấn

– “Thái dương Thiên lương” có Hóa Lộc Hóa Quyền.

– Thất sát độc tọa hội với Hóa Lộc hoặc hội với Lộc tồn.

– Tử vi độc tọa Hóa Quyền.

Phá quân nặng tính “phản kháng” đến các cung hạn thích hợp, tất sẽ ở vào thế: không thể không biến động thay đổi, hơn nữa, phần nhiều thuộc về thay đổi có tính chất căn bản, những lúc có biến động thay đổi này đều phải trải qua sự gian khổ. Nếu đến các cung hạn không thích hợp, sẽ có biểu hiện là phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ, hoặc đánh mất cơ hội tốt.

Về đại thể, những cung thích hợp với Phá quân nặng tính “phản kháng” sẽ không thích hợp với Phá quân nặng tính “thuận tòng”. Ngược lại, những cung thích hợp với Phá quân nặng tính “thuận tòng” sẽ không thích hợp với Phá quân nặng tính “phản kháng”.

Phá quân nặng tính “thuận tòng” đến các cung hạn không có sao Sát Kị Hình Hao (hoặc chỉ gặp một đến hai sao), nhưng có các sao Phụ Tá, Hóa Lộc, Hóa Quyền, tất chủ về phát triển thiếu tính đột phá, tuy giảm bớt tính chìm nổi thất thường trong đời, kể cả khi đang hàn vi mà gặp cung hạn này, thì khó mà đột phá để đạt mục đích một cách nhanh chóng.

Phá quân nặng tính “phản kháng” mà đến cung hạn ít Lộc, Quyền, Khoa, lại chỉ gặp một hai sao Phụ Tá, tất xảy ra biến động thay đổi có tính đột ngột, nếu đã giầu có thì không nên, nhưng đang hàn vi mà gặp cung hạn này, thì có thể nhờ biến động mà đắc lợi, hoặc sẽ thay đổi vận trình thành khá hơn (như đến các cung hạn “Vũ khúc Thiên tướng”, hay Thiên tướng thuộc cách “Hình kị giáp cung”). Nếu có quá nhiều sao Sát Kị Hình Hao hội hợp, thì cũng không tốt, là điềm ứng gian khổ mà vẫn thất bại.

Hiểu được nguyên tắc này, là biết được phép “xu cát tị hung”, “biến động thay đổi” hay không “biến động thay đổi”; giữa “Hành động” và không hành động mà nên “Dừng lại”. Đây là điều quan trọng.

Phá quân nặng tính “thuận tòng” mà gặp nhiều sao Sát Hình, chủ về bắt đầu chớm có thành tựu thì lơ là, thỏa mãn, vì vậy rất kị gặp hệ “Linh tinh Đà la”, gặp hệ sao này thì sẽ đình trệ, không tiến bộ, khó thành đạt cao; rất nên gặp hệ “Hỏa tinh Kình dương”, sẽ được hệ sao này kích thích để thăng tiến.

Phá quân nặng tính “phản kháng” mà gặp nhiều sao Sát Hình, trái lại, chủ về vì đời người gập gềnh, gặp quá nhiều chuyện bất đắc chí, mà mất hết chí khí. Lúc này phải xem xét tới cung Phúc đức và cung Thiên di của mệnh cách. Nếu cung Phúc đức tốt, thì nên có nhiều trải nghiệm cuộc đời để tìm cơ hội thay đổi vận mệnh (lưu ý đến đại vận hay lưu niên tốt), vận dụng sức mạnh tinh thần để thay đổi cảnh ngộ. Nếu cung Thiên di tốt, thì nên tìm cơ hội xuất ngoại để phát triển (chú ý đến cung Thiên di của đại vận hay cung Thiên di của lưu niên), vận dụng sự thay đổi của hoàn cảnh để cải thiện vận mệnh của bản thân.

Phá quân và Liêm trinh đồng độ ở Mão Dậu

Phá quân và Liêm trinh đồng độ ở Mão hoặc ở Dậu, cung đối diện có Thiên tướng độc tọa, cung tam phương là hệ “Tử vi Thất sát” và hệ “Vũ khúc Tham lang”. Đây là tổ hợp sao cực kỳ mạnh mẽ.

Muốn luận giải bản chất của hệ “Liêm trinh Phá quân” này, cần chú ý phân biệt tính chất “tư lợi” hay tính chất “công lợi” (việc công) của hệ “Liêm trinh Phá quân” đồng độ.

Hệ “Liêm trinh Phá quân” thủ mệnh rất thích hợp theo chính giới, như công nhân viên chức nhà nước, lấy làm việc cho người khác làm tính chất, lấy khai sáng làm chức trách (chức vụ và trách nhiệm). Để phân biệt tính chất hai trạng thái này, cần phải biết hệ “Liêm trinh Phá quân” thuộc về tính “tư lợi” hay thuộc về tính “công lợi”.

Khi Liêm trinh Hóa Lộc thì có lý tưởng cao, có chính kiến. Liêm trinh Hóa Kị thì thuần về “tư lợi”. Cho nên khi hệ “Liêm trinh Phá quân” thủ mệnh mà Liêm trinh Hóa Kị, phần nhiều chủ về hoạch phát hoạch phá, tức vì tính “tư lợi” gây ra.

Phá quân Hóa Lộc không bằng Liêm trinh Hóa Lộc, bởi vì khi Phá quân Hóa Lộc chủ về bận rộn vất vả, người có chức quyền càng vào sinh ra tử. Liêm trinh Hóa Lộc sẽ khiến cho hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về công việc mang tính “công lợi”, chủ về vất vả khổ lụy hơn người.

Liêm trinh Hóa Kị thì có tính “tư lợi”, nếu không có các sao Sát Hình hội hợp, cũng chủ về tư tâm không nặng, nếu lại các sao Phụ Tá cát hội hợp, chưa chắc không thể phát đạt, nhưng chủ về ứng xử xuôi theo dòng nước, chỉ biết xu phụ quyền thế, nên đây là vận hạn không cát tường, phá tán, thất bại cũng theo đó mà đến.

Vũ khúc Hóa Kị là hệ có cấu tạo không lành, theo võ nghiệp thì phù hợp với mệnh cách, nên chủ về cát tuy cũng dễ xảy ra bất trắc; lúc Liêm trinh vào đại hạn hoặc lưu niên Hóa Kị cần đặc biệt chú ý. Do Vũ khúc Hóa Kị chủ về dựa thế dựa quyền thì mới được tiền, nên thiên về “tư lợi”

Liêm trinh có Sát tinh đồng cung, là thiên về việc “tư lợi”, rất ghét gặp Hỏa tinh Linh tinh, chủ về dùng thủ đoạn bất chính để tranh đoạt, nhưng cũng dễ thất bại, dù có Văn xương, Văn khúc đồng độ cũng không thể thay đổi được tình hình trên.

Liêm trinh có Kình dương hội hợp, chủ về thị phi kiện tụng, lại hội Hỏa tinh Linh tinh, có Thiên hình đồng độ, thì cuộc đời ắt trải qua một lần kiện tụng hoặc tai nạn chảy máu. Nữ mệnh thì có phần đỡ hơn, mức độ nguy hiểm nhẹ hơn.

Hệ “Vũ khúc Tham lang” đồng độ với Hỏa tinh Linh tinh, chủ về hiển hách, trừ trường hợp hệ “Liêm trinh Phá quân” hóa cát, hoặc có sao Phụ Tá tụ tập, nếu không mệnh cách “Liêm trinh Phá quân” vẫn thiên về “tư lợi”

Hệ “Tử vi Thất sát” không ưa Hóa Quyền, chủ về dựa vào quyền dựa thế để tranh đoạt, là kết cấu hệ sao chuyên về việc “tư lợi”. Có Văn xương, Văn khúc, Tả phụ, Hữu bật hội hợp thì tăng tính chất thiên về việc “công lợi”.

Cung hạn Thiên phủ độc tọa, thông thường là vận trình ổn định của hệ “Liêm trinh Phá quân”. Nếu Thiên phủ là “kho lộ”, “kho trống”, chỉ thích hợp cho hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “công lợi” đến, xem đây là thời kỳ tôi luyện bản thân. Nếu hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “tư lợi” đến cung hạn này, thì vận trình này sẽ gây ảnh hưởng đến hậu vận. Tử Vi Đẩu Số truyền thừa phái Trung Châu nhấn mạnh đạo “xu cát tị hung”, xem trọng sự tác động của hành động hậu thiên đối với vận trình.

Thiên phủ có sao Lộc, hoặc Hóa Lộc ở cung hạn đại vận hay Hóa Lộc ở cung hạn lưu niên, hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “công lợi” đến cung hạn này, cần phải xác định rõ hướng đi cho bản thân. Hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “tư lợi” đến cung hạn này, chủ về vì kết bè kết phái, lợi ích cá nhân, mà gây ảnh hưởng không tốt cho hậu vận. Cần chú ý thời điểm tác động của cung hạn này, tác động vào cung hạn nào của hậu vận, để có phán đoán sát gần thực tiễn.

Cung hạn “Thiên đồng Thái âm” tọa thủ, hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “tư lợi” đến cung hạn này, thường phát triển đột ngột. Có cát hóa và hội Cát tinh, sau khi phát lên một cách đột ngột, có thể duy trì giữ được thời gian khá dài. Nếu cung hạn này có Hóa Kị, hoặc hội hợp với các sao Sát Hình Hao, thì sau khi phát lên một cách đột ngột, tức thì suy sụp nhanh chóng. Nếu ở cung hạn của lưu niên, chủ về đột ngột phát lên mà bên trong tiềm ẩn tai họa tiềm tàng.

Hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “công lợi” mà đến cung hạn này, dù được cát hóa và có Cát tinh, mức độ phát lên rồi biến thành hanh thông, vẫn không bằng hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “tư lợi”, nhưng không có hậu họa, thời gian duy trì vận tốt cũng lâu dài hơn. Nếu gặp Hóa Kị và các sao Sát Hình hội hợp, nữ mệnh cần đề phòng hôn nhân có sự thay đổi, đối với nam mệnh là vận hạn gian khổ.

Hệ “Liêm trinh Phá quân” nguyên cục, hội các sao Sát Kị Hình Hao khá nặng, gặp Thái dương Hóa Kị xung hội Thái âm Hóa Kị, thì đây là năm xảy ra tai họa nghiêm trọng, Thái dương Hóa Kị xung hội Cự môn Hóa Kị thì đây là năm xảy ra kiện tụng nghiêm trọng.

Cung hạn “Vũ khúc Tham lang” có lợi đối với hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “công lợi”, mà bất lợi đối với hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “tư lợi”. Trong vận hạn này, hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “công lợi” lập được thành tích, thì tài lộc và danh tiếng đều có đủ. Hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “tư lợi” đến, dù có Vũ khúc Hóa Lộc cũng không chủ về “tài khí”, chỉ cần có “Thiên hình hội Hỏa tinh” hay “Thiên hình hội Linh tinh” hội chiếu hoặc xung chiếu, thì gây ra thị phi cực lớn, hoặc vì tiền mà bất trắc rất lớn (ví như vì đi nước ngoài, hoặc vì đi xa để bàn chuyện làm ăn mà xảy ra sự cố giao thông). Đây là nguy cơ “cát xứ tàng hung” của niên hạn hay đại vận này.

Cung hạn “Vũ khúc Tham lang” có Hỏa tinh Linh tinh hội hợp, không có Thiên hình, cũng không có các sao Sát Kị khác ở tam phương tứ chính xâm phạm, đều chủ về phát một cách đột ngột. Hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “tư lợi” mà đến cung hạn này, thì sự phát lên một cách đột ngột không được lâu dài, bắt đầu tiềm phục hung họa, cần phải xem ngay vận kế tiếp, để biết nhân tố nào, gây phá tán thất bại, mà đề phòng ngay từ cung hạn này.

Cung hạn “Thái dương Cự môn” đồng độ, mà Thái dương nhập miếu, có lợi cho hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “công lợi” đến. Nếu Thái dương lạc hãm, hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “tư lợi” đến cung hạn này có lợi hơn, thích hợp khai sáng phát triển kinh doanh.

Hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “tư lợi” gặp cung hạn Thái dương được cát hóa, còn gặp thêm Cát tinh, chủ về phát đạt, nhưng nên biết ăn non thì dừng, bởi vì sự phát đạt của cung hạn này không được lâu bền với cách “tư lợi”. Nếu Thái dương Hóa Kị, hội Thiên hình, còn gặp Sát tinh bị lưu Sát xung khởi, sẽ xẩy ra thị phi phiền phức, hoặc bị cấp trên, bậc trên gây lụy (ví như khuynh đảo hậu trường …)

Hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “công lợi”, hặp cung hạn Thái dương được cát hóa, còn gặp thêm Cát tinh, chủ về phát đạt, phú quý đều giữ được lâu bền. Khi Thái dương Hóa Kị, còn gặp thêm Sát tinh, thì nên giữ mình trong sạch, không được sinh lòng cạnh tranh.

Trong các tinh huống thông thường, đối với hệ “Liêm trinh Phá quân”, thì cung hạn “Thái dương Cự môn” đã có tính chất thị phi, cho nên bất kể hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về tính chất nào, đều không nên lộ diện sự sắc xảo, không thể khoe tài, không nên xuất đầu lộ diện.

Cung hạn Thiên tướng độc tọa (ngồi một mình), là tượng thiếu năng lực đảm đương trách nhiệm cá nhân. Bởi vì Thiên tướng là ngọc tỷ, ấn ngọc của vua, là thành, là bại, là cát, là hung, cần phải xem ở người nắm giữ ấn. Nói cách khác, Thiên tướng gặp Cát tinh thì cát, gặp Hung tinh thì hung.

Nếu cung hạn Thiên tướng bị cách “Hình kị giáp ấn”, đây là vận xấu nghiêm trọng của hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “tư lợi”. Hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “công lợi” cũng nên “minh triết bảo thân”, lùi một bước để giữ mình. Cung hạn lưu niên cũng có tính chất này. Nếu cung hạn Thiên tướng được cách “Tài ấm giáp ấn”, thì hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “công lợi” sẽ được hưởng bổng lộc cao, hoặc suốt đời được ưu đãi; còn đối với hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “tư lợi” chỉ cần không vọng động làm càn, không cố xuất đầu lộ diện, được vậy thì cũng có được ngày tháng thanh nhàn.

Sao Thiên tướng có điểm đặc biệt, đó là bị giáp cung, thì sự ảnh hưởng cũng lớn như là bị tam phương tứ chính gây ảnh hưởng. Cho nên, cung hạn Thiên tướng bị lưỡng trùng Kình dương, Đà la giáp cung, lại có lưu Sát đến xung, bất kể hệ “Liêm trinh Phá quân” thuộc tính chất nào, cũng đều chủ về bị bệnh phải phẫu thuật, ở cung lệnh lưu niên cũng vậy.

Cung hạn “Thiên cơ Thiên lương” đồng độ, nếu có cát hóa và có Cát tinh, hệ “Liêm trinh Phá quân” thiên về “công lợi” đến cung hạn này, không tốt bằng hệ “Liêm trinh Phá quân” thuộc về “tư lợi” đến, mệnh cách “công lợi” chỉ nên đảm trách việc tham mưu hay cố vấn kế hoạch, vì không có thu hoạch gì nhiều. Mệnh cách “tư lợi” chủ về đắc tài khí, có thu hoạch. Nếu có các sao Sát Kị Hình Hao cùng bay đến, mệnh cách “tư lợi” sẽ gặp hung hiểm bất trắc lớn hơn mệnh cách “công lợi”, trường hợp mệnh cách “công lợi” mà đến cung hạn này, chủ về kế hoạch bị trắc trở, hoặc vì hoàn cảnh khách quan biến thiên mà người quen biết không có cách nào đề bạt, nâng đỡ. Ở cung hạn của lưu niên cũng có tính chất như vậy.

Cung hạn “Tử vi Thất sát” đồng độ, chỉ lợi cho loại mệnh cách “công lợi”, mà bất lợi đối với mệnh cách “tư lợi”. Nếu cung hạn được cát hóa, có Cát tinh, loại mệnh cách “công lợi” đến cung hạn này chủ về nắm quyền bính, còn mệnh cách “tư lợi” đến cung hạn này chủ về lạm quyền. Nếu có Sát tinh đồng độ thì dễ vì lạm quyền mà chuốc họa.

Khi Tử vi nguyên cục Hóa Quyền (Vũ khúc ắt sẽ Hóa Kị), bị Phá quân ở cung hạn của đại vận xung hội, Tham lang ắt sẽ đồng thời Hóa Kị. Mệnh cách “tư lợi” đến cung hạn này, chủ về tham ô, lộng quyền, không làm tròn chức trách, mà vẫn trở nên giầu có, thì cần phải quan sát hậu vận xem sự ảnh hưởng có xấu hay không để định.

Trong các tình hình thông thường, cung hạn “Tử vi Thất sát” chỉ có lợi đối với loại mệnh cách “công lợi”, gặp cung hạn lưu niên, tính có lợi càng thêm phát triển.

Phá quân độc tọa ở Thìn Tuất

Phá quân độc tọa ở Thìn hoặc ở Tuất, cung đối diện là hệ “Tử vi Thiên tướng”, cung tam phương có Tham lang độc tọa và Thất sát độc tọa.

Sao Phá quân bay đến cung Thiên la Địa võng, trong các tình hình thông thường đều chủ về không cát lợi. Muốn luận giải bản chất của Phá quân độc tọa ở hai cung này, cần chú ý phân biệt tính chất “thiên lệch” (lệch lạc, khô kiệt) và tính chất “điều hòa”. Nắm vững đặc điểm của mệnh cách “thiên lệch” và mệnh cách “điều hòa”, là sơ sở để luận giải và luận đoán bản chất của Phá quân độc tọa ở Thìn hoặc ở Tuất.

Phá quân có bản chất “thiên lệch”, phần nhiều biểu hiện chí lớn mà tài không đủ, các mối quan hệ xã giao nhân tế phần nhiều không được hài hòa, tình hình quan hệ thường có xu hướng xấu đi, bản thân có những khiếm khuyết đáng tiếc làm ảnh hưởng đến tâm lý. Phá quân có bản chất “điều hòa” mới chủ về có phúc trạch, nhưng cũng khó tránh vài ba lần gặp phải sóng gió.

Phá quân phải có sao Lộc mới chủ về mệnh cách “điều hòa”, trong đó Phá quân Hóa Lộc hay Tham lang Hóa Lộc đều được, kế đến là hội Lộc tồn (cung Phúc đức có sao Lộc, có lúc cũng khiến Phá quân có tính chất “điều hòa”).

Nếu không có sao Lộc, Phá quân Hóa Quyền cũng không chủ về mệnh cách “điều hòa”, chỉ làm tăng thanh thế trong một số cảnh ngộ của đời người.

Phá quân không có sao Lộc, mệnh cách đã thành tính chất “thiên lệch”, dù có “Tả phụ Hữu bật”, “Văn xương Văn khúc”, “Thiên khôi Thiên việt” giáp cung, cũng không hoàn toàn là cát lợi, lục thân lạnh nhạt, khó tránh sóng gió, trắc trở đời người. Nếu không có Cát tinh hội hợp, mà có Sát tinh đồng độ hoặc hội hợp, không những sự dễ phá tán, thất bại, mà bản thân cũng dễ gặp tai nạn, bệnh tật. Kị nhất là gặp hệ “Đà la Hỏa tinh” đồng độ. Cho nên Phá quân ở Thìn hoặc ở Tuất, cần phải có sao Lộc thì mới có thể luận đoán theo chiều hướng cát.

Mệnh cách Phá quân “thiên lệch” đến cung hạn Thiên đồng độc tọa, nam mệnh chủ về xa người thân, lưu lạc, nữ mệnh chủ về sa chân lỡ bước. Tam phương tứ chính cần phải có Cát tinh và có cát hóa, mới tránh được vận rủi; nếu có các sao Sát Kị Hình hội hợp, còn chủ về phá sạch tổ nghiệp, tuy có thể tự lập, nhưng hồi tâm nghĩ lại thì đã muộn, không còn thay đổi được gì.

Nguyên cục Phá quân hội các sao Sát Kị Hình trùng trùng, đến cung hạn Thiên đồng độc tọa thì có Cát tinh tụ tập, là chủ về xảy ra thay đổi nghiêm trọng trong cuộc đời, tuy có kết quả cát lợi, nhưng trong quá trình thay đổi vẫn khó tránh thống khổ. Mệnh cách Phá quân “điều hòa” cũng chủ về đời người gặp thay đổi nghiêm trọng, xem các tổ hợp sao để xác định cảnh ngộ.

Cung hạn “Vũ khúc Thiên phủ” đồng độ, tối kị Vũ khúc Hóa Kị, hoặc Thiên phủ là “kho lộ” hay “kho trống”. Mệnh cách “thiên lệch” đến cung hạn này là vận thế chủ về tai ách, bệnh nghiêm trọng. Mệnh cách “điều hòa” đến cung hạn này, dù có Vũ khúc Hóa Kị ở lưu niên, chỉ cần bảo thủ, thì giảm được ý vị nạn tai, bệnh tật. Mệnh cách “điều hòa” đến cung hạn của đại vận, gặp Vũ khúc Hóa Lộc, hoặc Thiên phủ có sao Lộc, đều chủ về hưng phát, tuy khó tránh sóng gió, trắc trở, nhưng vận dụng có hiệu quả đạo “xu cát tị hung”, cần xem thêm các cung hạn lưu niên trong đại hạn để quyết định luận đoán.

Trong các tình hình thông thường, các sao Cát và sao Hung không mạnh, thì thích hợp với mệnh cách “điều hòa”, mà bất lợi đối với mệnh cách “thiên lệch”. Mệnh cách “thiên lệch” mà đến cung hạn này, nhẹ nhất thì cũng chủ về quan hệ nhân tế không tốt, khó đạt tới lý tưởng.

Cung hạn “Thái dương Thái âm” đồng độ, ưa Thái dương nhập miếu, nếu Thái dương lạc hãm, thì không đủ sức hóa giải tính chất “cô độc và hình khắc” của Thiên lương và tính chất “âm ám” của Cự môn. Phá quân mà đến cung hạn này, không cần có Hóa Kị và Sát tinh, loại mệnh cách “thiên lệch” vẫn chủ về trắc trở, vất vả, khổ sở, còn loại mệnh cách “điều hòa” thì cảm nhận thấy cuộc sống bị cô lập, trợ lực bị giảm thiểu vô cớ, cảnh sống biến cố liên tục.

Thái dương nguyên cục Hóa Lộc, bị Cự môn của vận hạn xung khởi, Phá quân thuộc loại mệnh cách “điều hòa” rất ưa đến, dù ở lưu niên, cũng chủ về được người ta trọng vọng đề bạt. Nếu có các sao Sát Kị Hình tụ tập, Phá quân thuộc loại mệnh cách “thiên lệch” đến cung hạn này, chủ về gặp thị phi, kiện tụng, phá tài.

Cung hạn Tham lang độc tọa, là cung hạn loại mệnh cách “điều hòa” ưa đến, chủ về muốn thay đổi hoàn cảnh, nếu muốn thay đổi hoàn cảnh, thì lưu niên cần có lưu cát hóa đồng độ hoặc hội hợp, nếu không, trong quá trình thay đổi sẽ xảy ra trắc trở, hoặc thay đổi mà dẫn đến kết quả không tốt. Cần xem kỹ các sao ở cung lưu niên để định.

Loại mệnh cách “thiên lệch” đến cung hạn được cát hóa thì có thể hưng phát, ưa nhất là Tham lang Hóa Lộc có Hỏa tinh hoặc Linh tinh đồng độ, nhưng cần xem xét đại vận kế tiếp là đại vận tốt hay đại vận xấu, nếu đại vận kế tiếp là xấu, chủ về phá tán thất bại, thì loại mệnh cách “thiên lệch” được hưng phát này, cũng không nên ăn già mà nên ăn non, không thể đòi hỏi thu hoạch một cách mỹ mãn.

Nếu cung đại hạn, hoặc lưu niên, là Tham lang Hóa Kị, sẽ chủ về phá tán, thất bại, tai nạn, bệnh tật, xem các sao ở 12 cung để định cảnh ngộ.

Phá quân thuộc loại “thiên lệch” không ưa đến cung hạn “Thiên cơ Cự môn” đồng độ. Dù không gặp các sao Sát Kị Hình, thì vẫn nên cẩn thận dùng kế sách bảo thủ, mới có thể giảm nhẹ hung hiểm. Về sức khỏe, cần đề phòng bệnh tim mạch, trúng phong.

Cự môn phải Hóa Lộc, hoặc Thiên cơ Hóa Lộc, thì mới có lợi cho loại mệnh cách “điều hòa” đến cung hạn này, nhưng vẫn phải đề phòng dấu hiệu bệnh tật khởi phát nghiêm trọng. Cần xét thêm cung Tật ách để định.

Cung hạn “Tử vi Thiên tướng” đồng độ, không thích hợp cho Phá quân đến, loại mệnh cách “điều hòa” đến cung hạn này, chủ về sức khỏe bất lợi, đặc biệt lưu ý bệnh tim mạch và bệnh thần kinh, như trúng phong, bại liệt, đột quỵ… Mệnh cách “thiên lệch” đến cung hạn này, chủ về không có duyên với lục thân, hoặc bản thân bị tai nạn, bệnh tật.

Phá quân vận hành tới cung hạn lưu niên có “Tử vi Thiên tướng” tọa thủ, được cát hóa và có Cát tinh hội hợp, tính bất lợi có thể giảm nhẹ, nếu cung hạn lại có thêm các Sát tinh đồng thời tụ hội, thì hoàn cảnh khách quan trở nên trì trệ, đột ngột nảy sinh nhiều bất trắc, nhất là quan hệ nhân tế sẽ xảy ra biến cố nghiêm trọng.

Phá quân gặp cung hạn Thiên lương độc tọa ở Tị thì nhiều tai nạn, vì Thái dương lạc hãm hội hợp, mệnh cách “thiên lệch” càng không nên đến cung hạn này, đương nhiên vận trình vẫn cứ phải đến, cho nên cần chú ý đề phòng tai nạn bất ngờ. Chỉ có loại mệnh cách “điều hòa” mới có thể làm chủ gìn giữ được vận thế không bị chao đảo, tránh được tai họa, nhưng vẫn cần chú ý sức khỏe.

Lưu niên gặp Thiên lương cát hóa, còn gặp thêm Cát tinh, mệnh cách Phá quân loại “thiên lệnh” đến cung hạn này, vẫn không nên vọng động làm càn, nếu không hậu vận ắt sẽ phá tán, thất bại. Loại mệch cách “điều hòa” đến cung hạn này, cũng không được tham lợi trước mắt, mà hy sinh lợi ích của người có liên quan.

Thiên lương ở Hợi được Thái dương nhập miếu hội chiếu, tính chất khá tốt, chỉ cần không gặp các sao Sát Kị Hình Hao, mà còn có Tả Hữu Khôi Việt hội hợp, loại mệnh cách “điều hòa” đến cung hạn này, đời người được hưởng thụ, chỉ cần duy trì những thành tựu đã đạt được, là vận tốt. Mệnh cách “thiên lệch” mà đến cung hạn này, cũng không mất ổn định nhiều, là vận thế cát lợi. Có điều, bất kể tình hình thế nào, cũng cần chú ý sức khỏe. Khi đến cung hạn Thiên lương, bất lợi về sức khỏe là đặc tính của Phá quân độc tọa ở Thìn hoặc ở Tuất.

Cung hạn Thất sát độc tọa, là lưu niên hoặc đại vận thay đổi nghiêm trọng của Phá quân, cần phải xem xét kỹ tổ hợp sao thực tế để định cát hung. Phá quân thuộc loại “điều hòa” thì đơn giản, gặp Cát tinh và có cát hóa là vận tốt. Đối với mệnh cách “thiên lệch” thì phức tạp hơn, gặp Hung tinh đương nhiên bất lợi, gặp Cát tinh cũng chưa phải là tốt hoàn toàn, chủ về phải trải qua nhiều trắc trở, khốn khó mới có thể thành sự. Nếu là cung hạn của đại vận, cần phải xem xét kỹ các lưu niên, để định phương kế tiến thoái.

Phá quân và Vũ khúc đồng độ ở Tị Hợi

Vũ khúc và Phá quân đồng độ ở Tị hoặc ở Hợi, cung đối diện là Thiên tướng độc tọa, cung tam phương là hệ “Tử vi Tham lang” và “Liêm trinh Thất sát”.

Muốn luận đoán đặc tính của hệ “Vũ khúc Phá quân” ở hai cung này, cần phải xem bản chất của chúng là “giỏi thích ứng” hay là “ngoan cố” để định.

Vũ khúc là sao có sức quyết đoán, không do dự. Nhưng, nếu thấy Văn xương, Văn khúc, thì lại chủ về do dự, thiếu quyết đoán.

Vũ khúc có bản chất “giỏi thích ứng”, không những có khả năng khai sáng trong hoàn cảnh khách quan thuận lợi, mà dù hoàn cảnh có bất lợi, vẫn có thể lợi dụng thao túng được hoàn cảnh mà “xu cát tị hung”.

Vũ khúc bản chất “ngoan cố”, khi ở hoàn cảnh khách quan thuận lợi, tinh thần an vui dục tính quá cao, luôn cho rằng chưa đủ thỏa mãn, nên vẫn ưa vọng động làm càn, để mưu cầu đạt tới mục đích lý tưởng cao hơn, kết quả chuốc lấy thất bại; Vũ khúc với bản chất “ngoan cố”, trong hoàn cảnh khách quan bất lợi, thì đặt lợi ích trước mắt quá ích kỷ, dẫn đến quan hệ giao tế xấu đi, kết quả cũng chuốc lấy thất bại.

Khi Vũ khúc đồng độ cùng với Phá quân, thành hệ “Vũ khúc Phá quân”, cần phải gặp sao Lộc, mới có tính thích ứng. Nếu Vũ khúc Hóa Quyền, tính chất sao quá mạnh mẽ, tuy bản thân có thể thích ứng với hoàn cảnh, nhưng nếu không có sự trợ lực phối hợp thì cũng không tốt, cần phải có Tả phụ, Hữu bật hội hợp, mới có thể cài thiện tình hình.

Hệ “Vũ khúc Phá quân” không được cát hóa, nhưng không có sao Sát Kị đồng độ, mà có sao Phụ Tá hội hợp, cũng có tính chất thích ứng, nhưng thành tựu không lớn bằng trường hợp được cát hóa.

Nếu hệ “Vũ khúc Phá quân” có Hóa Kị (chủ về sự nghiệp không như lý tưởng, phần nhiều đều bị cạnh tranh, tranh chấp), bất kể là Vũ khúc Hóa Kị hay Liêm trinh Hóa Kị, đều có tính “ngoan cố”, Liêm trinh Hóa Kị thì càng nặng.

Nếu không có Cát tinh đồng độ, lại không được cát hóa, nhưng gặp Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la, Địa không, Địa kiếp hội hợp (kị nhất có hai sao Địa không, Địa kiếp đồng độ ở cung mệnh), cũng có tính “ngoan cố”, thường vì tự tung tự tác, đi ngược với xu thế thay đổi của xã hội, trái nghịch với trào lưu, vì vậy mà bị đả kích.

Hệ “Vũ khúc Phá quân” rất ngại Hỏa tinh Linh tinh đồng độ, không những có tính “ngoan cố”, mà còn hay bị tình thế khách quan bức bách tính “ngoan cố” càng thêm tăng nặng (như công việc buộc phải có sự mạo hiểm, hay nơi làm việc cũ tuy ổn định, nhưng lại được cơ hội làm việc ở nơi khác có sự đãi ngộ rất hấp dẫn, mà nơi này lại là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của nơi làm việc cũ …), đây thường là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại.

Cung hạn Thái dương độc tọa, chỉ cần không Hóa Kị, thì hệ “Vũ khúc Phá quân” có bản chất “gỏi thích ứng” ưa đến, thường thường dễ được cơ duyên tốt đặt cơ sở cho sự nghiệp. Còn đối với hệ “Vũ phúc Phá quân” có bản chất “ngoan cố”, trong lúc bị nhiều thị phi oán trách, không được rắp tâm đáp trả, thì cũng có thể thay đổi hoàn cảnh một cách thuận lợi. Nếu muốn thay đổi hoàn cảnh, để thực hiện mưu đồ rắp tâm đáp trả những oán trách thị phi, thì sự thay đổi này sẽ không lành.

Nếu Thái dương Hóa Kị, lại bị Kình dương Đà la giáp cung, (Cự môn Hóa Kị thì nặng), ở đại vận hoặc lưu niên này, tuyệt đối không nên tạo ra thay đổi nào, cũng không nên hợp tác với người khác, nếu không ắt sẽ sinh thị phi.

Cung hạn Thiên phủ độc tọa, hệ “Vũ khúc Phá quân” có bản chất “giỏi thích ứng” ưa đến, thường đây là vận trình sáng lập sự nghiệp, nhưng khi Thiên phủ là “kho lộ”, kho trống” thì nên trọn phương kế bảo thủ. Đối với hệ “Vũ khúc Phá quân” có bản chất “ngoan cố” khi gặp cung hạn này, thường ở trong cảnh vốn không tệ, nhưng lại gắng sức cố thay đổi, thế là bị trắc trở. Nếu lại gặp Thiên phủ là “kho lộ”, “kho trống”, bất kể là lưu niên hay đại vận, đều là vận trình bất lợi đối với hệ “Vũ khúc Phá quân” có bản chất “ngoan cố”, hễ có hành động, thì mức độ sai lầm sẽ nhiều và biên độ sai lầm tăng nặng.

Cung hạn “Thiên cơ Thái âm” đồng độ, đối với hệ “Vũ khúc Phá quân” có bản chất “giỏi thích ứng”, thông thường đều là lưu niên hay đại vận chậm phát triển, chậm đạt được thành quả, chậm đạt được lợi ích. Chỉ cần có Cát tinh và có Cát hóa, phần nhiều mục đích sự nghiệp chuyển hướng về gia nghiệp, khai sáng điền viên. Đối với hệ “Vũ khúc Phá quân” có bản chất “ngoan cố”, thì đây thường là vận trình bị đả kích, thậm chí nhiều thị phi, nói xấu, gièm pha, nếu muốn xoay chuyển cục diện, càng hành động thì biên độ thị phi càng lớn, nhiều khả năng dẫn tới phạm pháp, lại gặp thêm Hóa Kị chủ về ra quyết sách để xoay chuyển cục diện mắc phải sai lầm cơ bản.

Cung hạn “Tử vi Tham lang” đồng độ, đối với hệ “Vũ khúc Phá quân” có bản chất “giỏi thích ứng” chắc chắn là vận tốt. Đối với hệ “Vũ khúc Phá quân” có bản chất “ngoan cố”, thì đây là vận hạn, vì thân cận với tiểu nhân mà bị tiểu nhân gây lụy, đây là nguyên nhân không khéo chọn người giao du giao tế, nên mục đích hợp tác bị sao nhãng, thường lưu luyến sa đà nơi tửu sắc. Cần xét cung Giao hữu để định cảnh ngộ, chọn bạn trung tín có đúng người đúng việc hay không, thì có thể tránh được vận xấu.

Hệ “Vũ khúc Phá quân” rất ưa Tử vi Hóa Khoa ở đại vận hoặc lưu niên, bất kể mệch cách thuộc loại nào, “giỏi thích ứng” hay “ngoan cố”, đều chủ về vận trình danh lợi song thu, chỉ là mức độ nhiều ít khác nhau mà thôi.

Cung hạn Cự môn độc tọa, bất kể là lưu niên hay đại vận, đều là vận trình hệ “Vũ phúc Phá quân” không thích hợp đến, dù là mệnh cách “giỏi thích ứng” cũng bị người dưới quyền gây rắc rối khó xử (nhất là người do chính tay mệnh tạo lựa chọn), đồng lòng đồng thuận mưu đồ vụng trộm cùng người dưới quyền, đem lại hậu quả thân bại danh liệt. Mệnh cách “ngoan cố” mà đến cung hạn này thì tình hình xấu càng nặng.

Cự môn được Cát hóa, mệnh cách “giỏi thích ứng” đến, tuy hình hình thuật ở trên không thay đổi, nhưng được người ở hậu trường ủng hộ, nên vẫn được tiếp tục hợp tác làm việc, nhưng về danh dự phải chịu tổn thất.

Cung hạn Thiên tướng độc tọa, nếu là đại vận, gặp cách “Tài ấm giáp ấn”, mệnh cách “ngoan cố” mà đến, thì nên giữ nguyên hiện trạng, chẳng nên tác động thay đổi, cũng nên lui về phòng thủ. Nếu gặp cách “Hình kị giáp ấn”, sẽ chủ về tai họa, xem xét kết hợp cung hạn lưu niên từng năm để định cảnh ngộ tai họa trong đại vận này. Mệnh cách “giỏi thích ứng” đến cung hạn này, biến động thay đổi tương đối thuận, chủ về bình thường.

Thiên tướng bị tứ Sát chiếu xạ (không luận về Địa không Địa kiếp), đối với mệnh cách “giỏi thích ứng”, là vận trình có biến động về sức khỏe, nên đề phòng bệnh tiểu đường, bệnh thận. Đối với mệnh cách “ngoan cố” mà đến cung hạn này, nên đề phòng bệnh tim mạch. Thiên tướng hội đủ các sao Sát Kị Hình Hao, còn gặp thêm Tạp diệu như Thiên hư, Âm sát, Hàm trì, Kiếp sát, thì nguy cơ bị ung thư rất cao, các loại về rối loạn như rối loạn nhiễm sắc thể, rối loạn nội tiết tố …

Cung hạn Thiên lương độc tọa, hệ “Vũ khúc Phá quân” đến, có lợi về lưu niên mà bất lợi về đại vận. Ở đại vận, chủ về nạn tai, bệnh tật, thường dễ mắc bệnh suy tim. Ở lưu niên, chỉ cần không gặp các sao Sát Kị Hình Hao, mệch cách “giỏi thích ứng” đến cung hạn này, có thể đột phá hoàn cảnh mà được lợi ích; mệnh cách “ngoan cố” mà đến cung hạn này, thì không nên dùng giải pháp đột phá, trong tình hình như vậy mà đột phá, kết quả sẽ thất bại, ngoài ra còn liên quan đến hôn nhân bị ảnh hưởng.

Cung hạn “Liêm trinh Thất sát” đồng độ, đối với mệnh cách “giỏi thích ứng” đến cung hạn này, thông thường đều là vận tốt, bất kể là đại vận hay lưu niên, đều có dấu hiệu thăng phát đột ngột. Đối với mệnh cách “ngoan cố” mà đến cung hạn này, thông thường bị hoàn cảnh khách quan chi phối, khiến mệnh cách có phản ứng sai lầm. Nếu Liêm trinh nguyên cục Hóa Kị, thì mệnh cách “ngoan cố” cần phải đề phòng xảy ra tổn thương, họa hại, tình cảm bị đả kích như quan hệ hợp tác bị đổ vỡ …

Cung hạn Thiên đồng độc tọa, bất kể là lưu niên hay đại vận, hệ “Vũ khúc Phá quân” đều không ưa đến, mệnh cách “giỏi thích ứng” mà gặp cung hạn này, dù được Cát hóa và có Cát tinh, cũng xảy ra tình trạng phải chịu áp lực tâm lý, gặp cảnh ngộ bị đả kích, nếu có Sát Kị Hình, thì đây là hoàn cảnh xui xẻo.

Mệnh cách “ngoan cố” mà gặp cung hạn Thiên đồng độc tọa, có thể là vận tốt, nhưng vì là vận tốt nên kích thích mệnh cách sinh ra lý tưởng quá cao, tâm lực và tâm trí không đủ, thế là đưa ra những phán đoán sai lầm, dẫn đến trắc trở thất bại.

(Theo: Blog Tử Vi Tinh Quyết)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.