Thiên bàn là tượng không gian (giới hạn phạm vi sự việc); địa bàn là tượng thời gian (giới hạn khoảng thời gian xảy ra sự việc); nhân bàn là ứng số (định thời gian ứng nghiệm sự việc). Vận dụng tam tài thiên địa nhân bàn tức là vận dụng tam bàn ba cấp trùng điệp, nguyên tắc là “thiên nhân hợp nhất, địa trung tàng tượng”, và “một cấp quản một cấp”, quyền hạn và trách nhiệm phân công rõ ràng:

  1. Muốn xem đại vận tốt hay xấu thì dùng phi cung hóa tượng của thiên bàn.
  2. Muốn xem lưu niên tốt hay xấu thì dùng phi cung hóa tượng của địa bàn.
  3. Muốn xem lưu nguyệt tốt hay xấu thì dùng tứ hóa [lưu niên].

Nguyên tắc “nguyên cục quản đại vận mà ứng ở lưu niên”, tức là nguyên cục và lưu niên là thiên nhân hợp nhất, đại vận là “địa trung tàng tượng” (trong “địa” có chứa tượng). Rồi theo thứ tự mà loại suy, “đại vận quản lưu niên mà ứng ở lưu nguyệt”, “lưu niên quản lưu nguyệt mà ứng ở lưu nhật”, “lưu nguyệt quản lưu nhật mà ứng ở lưu thời”, phương pháp dùng “thiên địa nhân” tương đồng.

Phi cung hóa tượng của mệnh bàn nguyên cục chỉ là thùy tượng, “thùy tượng” thì chưa ứng cát hung. Nói một cách khác, nếu không có hành hạn đại vận, lưu niên đi thuận và đi nghịch khơi động, thì làm sao lấy tượng để luận việc ở tam bàn ba cấp? Làm sao biết được định số và ứng số của mệnh tạo ở chỗ nào?

Ví dụ: thông thường nguyên tắc luận đoán tình cảm và hôn nhân là lấy cung phu thê làm chủ, đại khái cung phu thê có ba loại (cung phu thê của nguyên cục, cung phu thê của đại vận, cung phu thê của lưu niên), rốt cuộc cung nào làm chuẩn?

Cung phu thê của nguyên cục, cung phu thê của đại vận, và cung phu thê của lưu niên, một là thiên bàn, hai là địa bàn, ba là nhân bàn. Thiên bàn là giới hạn phạm vi sự việc; địa bàn là giới hạn khoảng thời gian xảy ra sự việc; nhân bàn là ứng so. Cho nên phương pháp vận dụng phi tinh tứ hóa có thuyết “thiên nhân hợp nhất, dùng địa bàn làm trung gian”; tức đại vận phải thông qua nguyên cục để lấy tượng, mà ứng số ở lưu niên; lưu niên phải quy ve nguyên cục, lấy đại vận để phân biệt sự việc ứng nghiệm. Cũng như vậy, lưu nguyệt phải quy về đại vận, lấy lưu niên để phân biệt sự việc ứng nghiệm.

Mỗi một cung đều chia làm ba cấp, một cấp quản một cấp. Phi cung hóa tượng của nguyên cục thuộc về tượng cách cục; phải đợi đến hành hạn đại vận và lưu niên dẫn phát mới có cát hung; đại vận cũng vậy, phải đợi đến hành hạn lưu niên và lưu nguyệt dẫn phát mới ứng cát hung. Tùy theo góc độ được hỏi là gì, như: Hỏi về cách cục của người phối ngẫu? Hỏi về tinh cảm vợ chồng trong đại vận nào đó? Hỏi về tình cảm vợ chồng trong lưu niên này? Tùy theo câu hỏi mà dùng cấp nào làm chuẩn trong việc luận đoán.

Có quan điểm cho rằng, nguyên cục, đại vận và lưu niên, mỗi bộ phận đêu có tác dụng riêng của nó, vê nguyên tắc là không phân biệt lớn nhỏ hay mạnh yêu. Kêỉ câu của nguyên cục là tượng của tố hợp sao, thuộc tiên thiên, củng chính là sự ưu hay liệt của kết cấu chỉnh thê) đại vận và lưu niên đêu là hành hạn thuộc phạm vi thời gian hậu thiên, vì vậy ve lí luận, muôh biết hành hạn thế nào, nên dùng đại vận và lưu niên, mà để nguyên cục sang một bên. Vê đại thể, lưu niên chỉ phụ trách đôĩ vói đại vận, cho nên nguyên cục tiên thiên có thể thoái lui. Lưu nguyệt chỉ phụ trách đôi với lưu niên, cho nên đại vận can phải đứng sang một bên. Bcrí vì nguyên cục đôí với lưu niên, đại vận đôĩ với lưu nguyệt, khoảng cách quá xa, chẳng giúp được gì, nếu không, một khi tứ hóa xuất hiện vài nhóm sẽ khiến cho người ta hoa mắt, rôí loạn. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là, lúc luận một sự kiện trọng đại, can phải kiểm xem có hợp cách hay không, mới quay lại xem xét kết câu của nguyên cục.

Đương nhiên, một vấn đề mà dùng đến ba cung, quan niệm này đã phạm sai lâm ngay từ đầu, vì dùng Đẩu Số để luận đoán, về cơ bản tuy phải dùng tam bàn “thiên, địa, nhân” để quan sát hoặc vận dụng. Tức dung phối hợp mệnh bàn nguyên cục, đại vận bàn, lưu niên bàn để luận đoán cát hung họa phúc; nhưng lúc luận đoán, có thể căn cứ vào tình huống thực tế để chọn “bàn” khác nhau mà lập thái cực thể và dụng mà quan sát, nhưng tuyệt đối không thể trong một lần mà dùng đến ba cung, vì như vậy sẽ làm cho tượng bị rối loạn, thành thể và dụng không phân biệt.

Kế đến, nguyên cục, đại vận, lưu niên, trong ba bàn cần phải dùng bàn nào đê luận đoán, mới quan sát được một số sự tình? Về nguyên tắc, vấn đề không phải là dùng bàn nào để luận đoán, mà là, trưóc tiên phải biết mệnh tạo muốn hỏi chuyện gì. Thông thường khi quan sát cần phải phân biệt sự tình thành “cách” và “vận”. Nói “cách” tức là, nguyên cục có “cách” của nguyên cục, đại vận có “cách” của đại vận, lưu niên có “cách” của lưu niên, tùy theo nhu cầu khác nhau mà chọn bàn nào; còn về “vận”, thông thường quan sát từ đại vận đến lưu niên.

Lúc luận đoán, trình tự vận dụng tam bàn “thiên, địa, nhân” là dùng mệnh bàn nguyên cục để thâm nhập, tức mệnh bàn nguyên cục quản đại vận và ứng ở lưu niên; lúc lấy đại vận bàn để thâm nhập, tức đại vận quản lưu niên và ứng ở lưu nguyệt. Lưu niên, lưu nguyệt, và lưu nhật cũng vận dụng theo trình tự này.

Điều quan trọng là định vị rõ thể và dụng. Thông thường, nguyên cục là thể, đại vận bàn và lưu niên bàn là dụng, dụng xung thê thì nghiêm trọng, thể xung dụng thì nhẹ hơn, sao có thể nói “không phân biệt lớn nhỏ hay mạnh yếu”?

Liên quan đến quan niệm “muôn biết hành hạn thế nào, nên dùng đại vận và lưu niên, mà để tiên thiên sang một bên”, nói như vậy là không hiểu lí luận “tứ tượng tam dịch” của tam bàn “thiên, địa, nhân”. Theo Khâm Thiên môn, nguyên tắc cơ bản là, bất luận dùng đại vận bàn hay lưu niên bàn để phi hóa, đều không được để nguyên cục tiên thiên sang một bên, lí do rất đơn giản, không có “thể” mà chỉ có “dụng”, thì không biết lấy gì để quy chiếu.

Kế đến, về thuyết nói “Lưu niên chỉ phụ trách đôỉ với đại vận, cho nên nguyên cục tiên thiên có thể thoái lui. Lưu nguyệt chỉ phụ trách đôĩ với lưu niên, cho nên đại vận can phải đứng sang một bên. Bởi vì tiên thiên đôĩ với lưu niên, đại vận đôĩ với lưu nguyệt, khoảng cách thực quả xa, chăng giúp được gì, nêu không, một khi tứ hóa xuất hiện vài nhóm sẽ khiến cho người ta hoa mắt, rối loạn/’ Trên đã thuyết minh về trình tự vận dụng tam bàn “thiên, địa, nhân”, ví dụ như lấy nguyên cục, đại vận, lưu niên để nói, lúc dùng tứ hóa của lưu niên, thì phải hướng lên để  lấy tượng, tức hướng lên nguyên cục để lấy tượng, vì nguyên cục là “thiên”, đây gọi là “thiên nhân hợp nhất”. Nếu lúc này mang nguyên cục tiên thiên để sang một bên không dùng đến, không những sẽ rối loạn, mà về nguyên tắc cũng sẽ diễn biến thành cục diện “vô pháp vô thiên”.

Vì vậy, lúc luận đoán tam bàn nhất định phải theo trình tự và phương pháp phân biệt thể dụng. Trên thực tế vốn không xảy ra tình trạng tứ hóa tượng Lộc, Quyền, Khoa, Kị phi xuất loạn xạ.

Tóm lại, lúc vận dụng luận đoán, lưu niên không chỉ phải tham khảo nguyên cục tiên thiên mà thôi, mà còn phải dung hợp với nguyên cục, dụng phải quy về thể, sau đó lấy “địa” làm môi giói, mới có thể luận đoán hoàn chỉnh về “tiền nhân hậu quả” của tình hình xảy ra trong mệnh lí. Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong Khâm Thiên môn.

Tứ hóa Khâm Thiên Bí Nghi

(Trung Châu Tử Vi – Tứ Hóa Phái – Nguyễn Anh Vũ Dịch, tập 1)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.