Khi một cung vị không có chính diệu, cần phải mượn sao của đối cung nhập vào bản cung, gọi là “mượn sao an cung”. Về điểm này, thông thường các sách Đẩu Số chỉ đề cập sơ qua, nhưng có hai then chốt mà lâu nay không có ai bàn tới.
Khi “mượn sao an cung”, ắt cần phải mượn toàn bộ tinh hệ của đối cung để đưa vào bản cung (vô chính diệu), mà không chỉ đưa chính diệu để an cung mà thôi, đây là then chốt thứ nhất.
Ví dụ tinh bàn của một Nam mệnh: cung Phu Thê ở Thìn, vì vô chính diệu có Tử phụ Đà la đồng độ, nên phải mượn tinh hệ của đối cung, đó là cung Quan có Cơ Lương, Hỏa tinh, Hữu bật đồng độ tại cung Tuất, sau khi “mượn sao an cung”, kết cấu của cung Phu Thê biến thành Thiên lương, Thiên cơ hóa Kị, Hỏa tinh, Đà la, Tả phụ, Hữu bật.
Nhưng điểm này có quan hệ không lớn, bởi vì tính chất tinh hệ của đối cung vốn đã đủ gây ảnh hưởng đến bản cung. Tức dù không “mượn sao an cung”, tính chất tinh hệ của bản cung và đối cung hợp, đại khái cũng giống tính chất sau khi “mượn sao an cung”. Nhưng có một then chốt khác, đó là khiến toàn bộ cung Phu Thê phát sinh biến hóa.
Khi tìm “tam phương tứ chính” của một cung vị, nếu cung vị nào đó không có chính diệu tọa thủ, thì cung vị này vẫn phải “mượn sao an cung”, sau đó mới hội hợp với bản cung. Đây là then chốt thứ hai. Nhiều người sau khi đọc rất nhiều sách Đẩu Số, vẫn không cách nào luận chuẩn xác, là do không biết then chốt này.
Vẫn từ ví dụ trên, cung Phu thê ở cung Thìn, hội hợp với hai cung Thân – Tý, lại xung hợp với đối cung (Tuất), cấu tạo thành “tam phương tứ chính”. Hai cung Thân Tuất đều có chính diệu, không xảy ra vấn đề gì. Nhưng cung Tý chỉ có một sao Văn Khúc, không thuộc nhóm chính diệu, do đó cần phải nhìn đến đối cung của cung Tý là cung Ngọ để “mượn sao an cung”, mượn Thiên đồng, Thái âm, Linh tinh, Kình dương.
Tới đây, toàn bộ tinh hệ của cung Phu Thê biến thành Cục: “tứ sát kèm sát”, tức là Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la, lại có thêm tổ hợp chính diệu Thiên cơ (hóa Kị), Thiên lương, Thiên đồng Thái âm, Thái dương (hóa Khoa), Cự môn. Có thể luận đoán sinh hoạt hôn nhân không được tốt đẹp, tuy không nhất định là phải ly hôn, nhưng có khả năng dị mộng đồng sàng. Thái dương hóa Khoa còn có thêm Cự môn, chủ về vợ chồng giữ gìn thể diện, cho nên du oán trách chồng, nhất định cũng không nói lời chia tay.
Từ ví dụ trên có thể thấy, “mượn sao an cung” là một đại pháp môn trong phép luận đoán Đẩu Số. Nhất là hai then chốt kể trên, điều mà xưa nay cổ nhân xem là “bí pháp”, không dễ gì truyền ra ngoài.
Các sao của Thiên bàn và Nhân bàn ảnh hưởng lẫn nhau
Cần chú ý, tính chất của một nhóm tinh hệ, thường thường có thể bị tính chất của một nhóm tinh hệ khác phá hoại, đây gọi là “tinh diệu hỗ hiệp”.
Về điểm này có thể đơn cử một ví dụ thực tế để chứng minh:
Nữ sinh trung học, sinh năm Giáp Tý 1994 tham dự cuộc thi Trung học, mệnh tại Tý có tinh hệ “Thiên phủ Vũ khúc”, Linh tinh, Hàm trì, Đại hao đồng độ tọa thủ, hiên đang ở Đại vận Quý Mão.
Chiếu theo Lưu niên của năm Giáp Tý, cung mệnh ở Tý có “Thiên Phủ Vũ khúc”, hơn nữa còn có Vũ khúc hóa Khoa năm Giáp, ở hai cung Thân và Ngọ, hội hợp Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, lại có thêm Lộc tồn của cung Ngọ trùng điệp với lưu Lộc của Đại vận ở bản cung. Đây là cách Lộc tinh và Văn tinh hội hợp, tạo thành cách phối cục là “Lộc Văn củng mệnh”. Theo phép luận đoán thông thường, cuộc thi năm nay sẽ không thất bại.
Ở đây cần chú ý “cung Mệnh của lưu niên” (cung Tý), có hai tạp diệu Hàm Trì và Đại Hao, chúng cùng đồng độ ở một cung, sức mạnh khá lớn, chủ về tình cảm nam nữ mang lại tình cảm không tốt.
Lúc này, cần phải kiểm tra “cung Phúc đức của lưu niên” của cô gái này (tức nguyên tắc đồng thời xem xét cung mệnh và cung phúc đức). Cung này ở cung Dần có Tham Lang độc tọa, nhưng đang ở Đại hạn can Quý nên Tham lang hóa Kị; đối nhau với Liêm trinh, cũng đối nhau xa xa với Hồng loan (cung Thân).
Lại thấy cung Dần hội hợp với các sao phụ tá ở hai cung Thân và Ngọ, là Tử phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, có thể nói là “đào hoa” tụ về cung Phúc đức.
Trong tình hình này, Vương Đình chi tôi luận đoán, cô nữ sinh này tuy thành tích học tập không tệ, nhưng đáng tiếc là năm đó đã rơi vào tình huống yên đương, vì vậy ảnh hưởng đến thành tích thi cử. Cô nữ sinh này cũng vì thi cử thất bại nên mới tìm đến tôi (VĐC)
Thông qua thí dụ này có thể biết, chỉ vì “cung mệnh của lưu niên” xuất hiện các tạp diệu Hàm trì, Đại hao, khiến cho tính chất của tinh hệ “Lộc Văn củng mệnh” phát sinh biến hóa. Đây là một ví dụ tốt về nguyên tắc: “các sao ảnh hưởng lẫn nhau”.
(Trung Châu Tử Vi Đẩu Số – Tam Hợp Phái – Nguyễn Anh Vũ biên soạn, tập 1)