Vài dòng về tiến sĩ Hứa Hưng Trí
Tiểu sử tiến sĩ Hứa Hưng Trí đã được trình bày trước đây 2 kỳ. Nay xin tóm lược lại. ông sinh năm 1934 tại Cao Hùng, Đài Loan, du học Nhật Bản và Hoa Kỳ, tốt nghiệp tiến sĩ dược khoa (pharmacy), về nghề nghiệp chính thức, ông là giáo sư dược khoa thực thụ và đồng thời là chuyên gia kỹ thuật có tiếng của Đài Loan.
Theo lời tự thuật của ông Trí thì thập niên 80, trong khi đang làm giáo sư khách (visiting professor) ở đại học North Carolina, Hoa Kỳ, theo lời đề nghị của vài giáo sư bạn, ông viết một loại bài phân tích giá trị và giới hạn của môn tử vi dưới nhãn quan của một khoa học gia, cốt giữ trong nhà truyền cho con cháu mà thôi. Bạn thân của ông là ông Liễu Vô cư sĩ, một mệnh lý gia nổi tiếng của Đài Loan, đọc được bàn thảo nàỵ, cho rằng có giá trị học thuật cao, nhiều lần tìm cách đưa đi xuất bản, nhưng đều bị ông phản đối, viện lẽ “không muốn làm nhà xuất bàn lỗ vốn”.
Không thối chí, ông Liễu Vô cư sĩ tự tay đánh máy bản thảo này rồi âm thầm tìm ra được một nhà xuất bản đồng ý in sách. Nhờ đó năm 1995 quyển “Tùng khoa học quan điểm khán tử vi đầu số” ra đời.
Đọc thêm:
Tiến sĩ Hứa Hưng Trí người huyện Cao Hùng, Đài Loan, sinh năm 1934, du học Nhật và Hoa Kỳ, tốt nghiệp tiến sĩ dược khoa. Là giáo sư đại học phân khoa dược ở Đài Loan đồng thời là chuyên viên kỹ thuật của tiểu cường quốc này. Điểm đáng chú ý là ông Trí vừa xiển dương phương pháp khoa học, lại vừa say mê nghiên cứu tử vi. Khi viết “Tùng khoa học quan điểm khán tử vi đâu số” (nxb Thời Báo, Đài Bắc, Đài Loan, 1995) ông tiết lộ là đã nghiên cứu tử vi liên tục trên hai mươi năm. Ông chủ trương bài trừ mê tín, nhưng cho rằng tử vi vẫn có giá trị đáng kể trong những trường hợp mà phương pháp khoa học chưa có lời giải đáp.
Giới thiệu mệnh lý gia Liễu Vô Cư Sĩ
Mặc dù có cơ duyên ờ Đài Loan trong thời gian 1995 – 2001 khi tên tuổi ông Liễu Vô cư sĩ nổi như cồn trong làng mệnh lý và đã đọc khá nhiều sách của ông, điềm không may của soạn già là vẫn chưa gặp được bài nào giới thiệu thân thế ông, ngay cả vài dòng vắn tắt vẫn chưa từng được thấy, nên tạm thời chỉ dám viết đại lược các đóng góp của ông trong làng mệnh lý. Hy vọng một ngày không xa ở tương lai sẽ tìm ra tiểu sử nhân vật khá độc đáo này.
Từ cách lập luận trong các bài viết cũng như dựa theo thư mục các sách đã xuất bàn đầu thập niên 1990 ta biết ông Liễu Vô Cư Sĩ lập danh là chuyên gia Tử Bình, với hai quyển sách “Hiện đại nhân đích bát tự” (bát tự của người hiện đại) và “Bát tự đích thế giới” (thế giới của khoa bát tự) in năm 1980. Soạn giả chưa được đọc hai quyển này, nhưng nghe nói trong đó ông kịch liệt đả phá cách xem bát tự của người xưa. Thì ra, ngay với hai quyển sách đầu tay, dấu hiệu cách mạng (hay “phá hoại”, tùy người nhận định) của ông đã tỏ lộ ra rồi.
Tự phê bình hai quyền này 12 năm sau, ông nói “lúc ấy công lực quá tệ, đọc lại toát mồ hôi”, nên tăng dính và tái bản (năm 1992), nhưng không quên thêm một câu rất tự tin (hoặc khoe khoang, tùy người nhận định) rằng “chẳng phải tôi là ông Hoàng bán dưa khen dưa ngọt, mà bản tăng đính xác thật có giá trị, rất đáng đọc qua.” (“bất thị ngã lão Hoàng mãi qua thuyết qua điềm, tăng đính bán chân hữu khoa, trị đắc nhất độc”). Ngoài ra ông cũng viết một quyền tính danh học, dạy đoán họa phúc theo tên.
Vì một tình cờ của lịch sử, thập niên 1980 chính là lúc mà khoa Tử Vi vào giai đoạn sôi bỏng của phong trào “trăm hoa đua nở” kéo dài hai thập niên ở Đài Loan cũng như Hồng Kông. Có lẽ vì coi Tử Vi là một cuộc cách mạng so với khoa bát tự như ông giải thích sau này trong quyển “Đẩu số nghi nan 100 vấn đáp – hiện đại thiên”, Liễu Vô cư sĩ hăng hái tham gia phong trào này, và trở thành một tên tuổi lớn. Tính đến năm 1993 ông đã cho ra đời 11 tựa sách tử vi, tổng cộng 22 quyển. (Các sách ông ra sau này thì soạn giả không nắm vững, mong được các vị khác bổ túc.)
Dựa trên thành tích mà đoán thì khúc quanh lớn nhất trong sự nghiệp bình chú và hai quyển tiên đoán tình hình chính trị, tuyển cử ở Đài Loan bằng mệnh lý. Nhưng thành công rực rỡ nhất của ông năm này là quyển “Tử Vi luận mệnh bất cầu nhân” (Luận mệnh bằng tử vi không cần nhờ người khác). Giữa lúc sách Tử Vi mới được in như rừng, sách này của ông bán chạy ngoài sức tưởng tượng, chỉ sau 20 ngày đã tái bản.
Nhờ tính hiện tượng của sách “Tử Vi luận mệnh bất cầu nhân” mà cách xem Tử Vi khá ngược đời của ông Liễu Vô cư sĩ trở thành kiến thức phổ thông ờ Đài Loan cũng như Hồng Kông, lần hồi được vài người khác trong giới trí thức tin theo và viết sách xiên dương, đưa ông lên vị trí của một nhà lập thuyết có chỗ đứng vững chắc trong Lịch sử hiện đại của khoa Tử Vi.
Về căn bản Tử Vi, ông xuất phát từ phái Tử Vân. Măc dù sau này lập ra một trường phái khác, thỉnh thoáng ông vẫn nhắc dến những quan điểm của ông Tử Vân (mà ông gọi là “Từ Vân tiên sinh”) một cách trân trọng.
Với cái nhìn khoa học và thực tế, ông Liễu Vô cư sĩ chủ trương thực nghiệm là tiêu chuẩn tối hậu. Hiển nhiên quan điểm của ông khác hẳn người xưa. Có lẽ vì thế mà lắm khi ông phê bình người xưa, kể cả đạo sĩ Trần Đoàn tức nhân vật được tin là tổ sư của khoa Tử Vi, rất gay gắt. Đặc điểm này có thể thấy rõ trong “Đẩu số tuyên vi hiện đại bình chú” (2 quyển) và “Đẩu số nghi nan 100 vấn đáp” (2 quyển, có tên “cổ điển thiên” và “hiện đại thiện”).
Cuối cùng, như đã nói ở một bài trước, một điểm dộc đáo nữa của ông Liễu Vô cư sĩ là ông rất trọng nhân tài mới, ngay cả khi nhân tài ấy có chủ trương ngược lại ông. Nên không có gì đáng ngạc nhiên rằng, mặc dù luận đề lớn của ông là Tử Vi không dính líu gì đến ngữ hành, một người được ông quý trọng và nâng dở lại là ông Sở Hoàng, tác giả quyển “Tử Vi hỉ kị thần đại đột phá” với luận đề cho rằng ngũ hành là nền tảng quan trọng nhất của khoa Tử Vi.
San Jose ngày 9 tháng 9, 2005 Đằng Sơn
CHÚ THÍCH
1) Chúng ta đừng vội vàng cho là ông Liễu Vô cư sĩ không hiểu gì về ngũ hành hoặc Tử Vi nên mới chủ trương bỏ ngũ hành trong Tử Vi. Ông là chuyên gia tử bình, có sách viết được xuất bản ở Đài Loan bán đi khắp thế giới, lại dám bình chú bộ sách kinh điển của Từ Bình là “Từ Bình chân thuyên”, tất nhiên kiến thức ngũ hành của ông phải ở bậc thầy, về Tử Vi, ông không chỉ trước tác mà còn bình chú hai bộ sách quan trong là “Thanh triều mộc bản Tử Vi đẩu số toàn tập” (Hi Di Trần Đoàn) và “Đẩu số tuyên vi” (Quán Vân chủ nhân). Bộ trước, có khi chỉ gọi tắt là “Toàn Tập”, là tác phẩm kinh điển của làng Tử Vi, xuất hiện sau “Tử Vi đâu số toàn thư” nhưng nay được một số học giả cho là có nhiều tính nguyên thủy hơn. Bộ sau gồm hai quyển, xuất hiện lần lượt trong hai thập niên 1920’s và 1930’s ở Hoa Lục và được nhiều người coi là một “bí kíp”, có lẽ vì sách này có luận số của trên 50 nhân vật có thật của thời ấy. Cả hai bộ “Toàn Thư” và “Đẩu số tuyên vi” đều có nhiều luận cứ đặt nền tảng trên ngũ hành.
2) Ông Liễu Vô cư sĩ là một trong vài ba tên tuổi lớn nhất của làng mệnh lý Đài Loan trong khi bài này được viết, về thực hành, ông đoán trước vận mệnh nhiều nhân vật chính trị với độ chính xác cao. Về lý thuyêt ông giản dị hóa cách xem tử vi, coi rất nhẹ vai trò của ngũ hành.
Về cách khởi đại hạn ông xiển dương lập luận “mệnh cung bất khả vô đại hạn” của ông Tuệ Canh, cho rằng khởi đại hạn ở huynh đệ hoặc phụ mẫu là chắc chắn sai, phải khởi ở mệnh mói đúng, về cách luận hạn ông chủ trương “mệnh vận phân ly” tức là khi xem hạn thì bất chấp tứ hóa nguyên thủy, chỉ xem lưu tứ hóa. (Bản thân soạn giả đồng ý với quan điểm thứ nhất, nhưng bất đồng với quan điểm thứ hai).
3) Ngoài khả năng lý thuyết và thực hành, ông Liễu Vô cư sĩ còn nổi tiếng là người biết trọng nhân tài. Nhiều nhân tài mới, có quan điêm chống lại ông ông vẫn ủng hộ, nâng đỡ, giúp cái nhìn của họ được phổ biến rộng rãi.
Bởi vậy trong những người kết giao thân thiết với ông có ông Sở Hoàng chủ trưong coi ngũ hành là chính khi luận Tử Vi. Trong “tùng khoa học quan điểm khán tử vi đâu số” tiến sĩ Hứa Hưng Trí cũng có một phần khá dài tỏ ý bất đồng với ông Liễu Vô cư sĩ. Vậy mà chính ông Liễu Vô cư sĩ lại là tác nhân chính, tích cực giúp quyên sách này thoát tình trạng bản thảo để góp mặt với làng tử vi thế giới.
(Tử vi hoàn toàn khoa học 2 – Đằng Sơn)