Bài viết chép lại từ cuốn Tử Vi Khảo Luận của hai tác giả Hoàng Thường và Hàm Chương

Khoa tử vi phương Ðông dựa trên tư tưởng cổ đại từ thời Tống Nho bên Trung hoa. Theo tư tưởng đó, trời đất lúc đầu là Thái Cực chỉ có một khí, sau khi chia làm hai khí âm và khí dương.

Ân dương biến hóa sinh ra vạn vật.

Vạn vật nằm trong mối liên hệ tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau vô cùng mật thiết, biến dịch không ngừng, chuyển hóa lẫn nhau theo những chu kỳ nhất định.

Vạn vật (Thiên Ðịa Nhân) do năm chất cơ bản tạo thành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm chất này được gọi là Ngũ Hành tác động qua lại với nhau có khi hỗ trợ, tạo dựng cho nhau thì gọi là tương sinh, có khi triệt tiêu nhau gọi là tương khắc. Con người là một thành phần trong vạn vật. Trong quá trình sinh thành và phát triển của mình, con người chịu sự tác động từng giờ từng phút của mọi yếu tốt khác nhau và chính mình cũng tác động trở lại yếu tố đó. Mối liên hệ mật thiết này nẩy sinh từ lúc thụ thai trong bụng mẹ vì thế phương Ðông người ta thường cộng thêm một buổi vào năm sinh và ta quen gọi là tuổi ta, tuổi mụ.

Ðạo sĩ Trần Ðoàn, tôn danh là Hi Di sống thời mạt Ðường, tiền Tống bên Trung Hoa, đã theo tư tưởng Triết học cổ đại (kinh Dịch) soạn ra khoa Tử vi. Tiên sinh dùng các sao để nhân cách hóa các hoàn cảnh cuộc sống để đoán vận mệnh con người. Truyền thuyết nói rằng ông thọ 118 tuổi, không vợ không con, chỉ tu tiên học đạo trên núi Hi Di và rất giỏi môn toán học.

Khi soạn cuốn Tử vi khảo luận này, vì cần có cảm thông triệt để giữa người đọc và người viết, chúng tôi dành phần đầu để giải nghĩa ngắn gọn các danh từ thường dùng vì danh có chính thì ngôn mới thuận.

Mở bất cứ cuốn Tử vi nào cũng thấy nói ngay đến những từ như CụcMệnhThânHành, rồi lại Can, Chi, tới Âm Dương sinh, khắc mà không kèm lời định nghĩa các danh từ khó hiểu.

Thí dụ câu sau đây: “Mệnh của đương số khắc với cục nên sinh ra bế tắc

Phải hiểu Mệnh là gì Cục là gì. Tại sao hai số này khắc lại gây ra sự bế tắc cho đương số? Chừng nào chưa có sự thấu đáo về định nghĩa các từ thì không có sự cảm thông giữa người viết và quý bạn.

1. Ðịnh nghĩa

Tử vi là khoa đẩu số Ðông phương dùng vào việc dự đoán số mệnh con người dựa trên nguyên lý âm dương, ngũ hành.

Thoát thai từ Kinh Dịch, tổ sư Trần Ðoàn biến các số lượng âm dương của các hào quẻ thành các sao tượng trưng tính chất thăng giáng tốt xấu, các cách cư xử đúng sai của đương số trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

Những người nghiên cứu Tử vi thường đa số đứng tuổi, có một học thức trên mức canh bản và cũng rất thận trọng trước khi bước vào con đường khó khăn nhưng cũng nhiều hứng thú này.

Lý đoán số mệnh có thể dựa trên những dữ kiện cố định hay tình cờ, có thể bằng trực giác hay luận giải. Khoa Tử vi, một khoa học thực dụng để lý đoán số mệnh, được gọi là chính xác nhất vì đã dựa vào các dữ kiện thời gian tức năm, tháng, ngày, giờ sinh.

Các dữ kiện này ngoài việc những yếu tố cần và đủ để thiết lập lá số, còn làm nổi bật tính cách đặc thù của mỗi cá nhân, trình bày được những bản năng tiềm ẩn của từng người và dự đoán được vòng thịnh suy của cuộc đời họ nữa.

2. Lá số

Là một tài liệu ghi chép các dữ liệu năm, tháng, ngày, giờ sinh cùng tên họ đương số. Trên lá số có an các sao dùng để lý đoán số mệnh.

Lá số có hai phần:

  1. Ðịa bàn tức 12 cung xung quanh.
  2. Thiên bàn tức cung lớn ở giữa.

Trên Thiên bàn và Ðịa bàn ngoài các sao còn ghi Can Chi và Ngũ hành.

Ông thầy đoán số Tử vi coi tổng quát lá số, lý giải lá số và chỉ rõ cho người xem số những hoàn cảnh, những vận hạn và nhân đó chỉ cho người này xử trí các biến cố. Gọi là xử trí chứ không chỉ được cách tránh các biến cố, chỉ đối xử sao cho các biến cố không tác hại quá đến đương số. Sau đó mỗi khi gặp những trường hợp khó xử, người xem lại tới hỏi thầy cách xử trí trong hoàn cảnh mới. Xem như vậy, lá số là một nhịp cầu liên lạc giữa thầy đoán số và người xem số, cũng như giữa Bác sĩ và bệnh nhân vậy.

3. Năm, tháng, ngày, giờ sinh

Ðược tính theo âm lịch. Nếu không biết tính ngày giờ Âm lịch thì dựa vào cuốn lịch Thế kỷ hay theo các đĩa vi tính an sao làm để sẵn để chuyển đổi tử dương lịch sang âm lịch.

Thí dụ năm 1957 dương lịch là năm Ðinh Dậu của âm lịch.

Năm 1968 là năm Mậu Thân, năm 1975 là năm Ất mão âm lịch, năm 2003 là năm Quí Mùi.

4. Các sao

Còn gọi là Tinh, là Diệu, là Ðẩu. Thi dụ: Cung vô chính diệu là cung không có chính tinh, Nam đẩu tinh, Bắc đẩu tinh là các sao phương Nam và phương Bắc. Các sao này không phải là sao trên trời mà là các danh xưng nói lên các ý nghĩa về phúc, họa, giầu, nghèo, sang, hèn, và các hoàn cảnh con người kinh qua trong suốt cuộc đời.

Trong Hệ từ truyện (Kinh Dịch), khi bàn về Thiên văn, có viết rằng: “Quan hồ thiên văn dĩ sát thời biến” (ngắn tượng trời đất để xét sự thay đổi thời tiết).

Theo Nghệ Văn Chí thì khoa Thiên văn thời cổ dùng để xếp đặt thứ tự của 28 ngôi sao (thực ra là 28 chòm sao) trên bầu trời, đặt mối liên hệ về vị trí của chúng trên đường Hoàng đạo tương ứng với sự thay đổi khí hậu, qua đó suy ra tính cát hung của các sao. Căn cứ vào đó các vua chúa ngày xưa điều khiển chính sự.

Các chòm sao trên được chia theo bốn hướng Ðông Tây Nam Bắc theo Hà đồ và Âm Dương:

  • Các chòm 1-6 ở phương Bắc, thuộc Thủy màu đen là chòm Nguyên vũ.
  • Các chòm 2-7 ở phương Nam, thuộc Hỏa màu đỏ là chòm Chu tước.
  • Các chòm 3-8 ở phương Ðông, thuộc Mộc màu xanh là chòm Thanh long.
  • Các chòm 4-9 ở phương Tây, thuộc Kim, màu trắng là chòm Bạch hổ.
  • Ở trung tâm là các chòm số 5-10 thuộc Thổ màu vàng.

Như thế, việc xem Thiên văn lúc đầu là coi sự di chuyển của các tinh đẩu để đoán vận nước tốt xấu giúp cho các vua chúa trị nước an dân chứ không dùng vào bốc phệ cũng như dự đoán tương lai các cá nhân.

Số sao Trần Ðoàn tiên sinh dùng trong khoa Tử vi lại có khoảng 128 vị (2 lần 64 quẻ Dịch) để an trong các lá số nhưng chỉ có 110 sao là thông dụng thôi. Các sao Trần Ðoàn dùng chỉ có tính cách tượng trưng không phải là các sao ta thấy trên bầu trời hàng đêm.

Cách phân loại các sao cũng khác nhau, nhưng đại thể thì chia ra chính tinh, trung tinh, phụ tinh, phúc tinh, hung tinh, sát tinh, tài tinh. Gọi cách nào cho tới nay thì tùy theo ý thích của từng người.

Ta chưa có bản danh từ thống nhất về khoa Tử vi.

Thí dụ một cách gọi: Tử vi là chính tinh, Tả, Hữu là trợ tinh, Không Kiếp là sát tinh, Thiên Ðồng là phúc tinh, Thiên Khôi là quí tinh.

5. Tuổi âm lịch và Can Chi

Tuổi âm lịch được thành lập bằng hai yếu tố: Can và Chi.

Can nghĩa là gốc, tức là những gì trời cho ta khi ta chào đời, những gì đã được định sẵn không thêm không bớt, hay thì ta được nhờ, dở thì ta phải chịu.

Chi nghĩa là cành, tức là vùng đất ta rơi vào khi sinh ra, vùng đất có hoa màu nuôi nấng ta, vùng đất sau này ta có thể canh tác để nuôi thân, nghĩa là bản thân ta có thể sửa sang lại để cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Muốn có tuổi âm lịch, ta ghép một can với một chi như: Giáp Tí, Giáp là can và Tí là chi; Ất là can và Sửu là chi.

6. Âm Dương

Âm dương là hai cực mâu thuẫn, đấu tranh, tương phản nhau, nhưng lại nương tựa vào nhau. Không có gì hoàn toàn Dương hay hoàn toàn Âm. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Âm đẩy Âm, Dương đẩy Dương, Âm hấy dẫn Dương, Dương thu hút Âm.

Dương giáng, Âm thăng, những gì Dương thì dáng xuống, những gì Âm thì thăng lên. Qui luật Dương giáng Âm thăng có ý nghĩa to lớn trong triết lý cuộc sống. Âm thịnh thì Dương suy, Dương thịnh thì Âm suy. Khi Âm tiêu tán thì Dương xuất hiện, lúc Dương đạt cực thịnh thì Âm sinh ra.

Nói tóm lại, Âm Dương là khái niệm về hai cái đối nghịch trên thế gian và cuộc sống ngày như ngày và đêm, nóng và lạnh, cao và thấp, vui và buồn, mạnh và yếu, thịnh và suy, phúc và họa. Âm dương luôn luôn cọ sát, đun đẩy, chờ đợi nhau để sinh ra sự sống, như hình ảnh cái bễ lò rèn, ống bễ trên này ép xuống thì ống bễ bên kia đẩy lên, lên xuống liên tục tạo ra sức thổi làm than cháy đỏ. Phúc họa nằm sẵn trong nhau, mạnh yếu chỉ là tương đối, thịnh suy chỉ là giai đoạn… tất cả chỉ xoay quanh nhịp biến đổi tuần hoàn của Âm Dương mà thôi.

Trong 12 cung của một lá số thì các cung Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là cung dương, các cung Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi là cung âm.

Âm dương được gọi là thuận lý:

– Khi người dương nam hay dương nữ có Mệnh đóng tại cung dương, khi người âm nam hay âm nữ có Mệnh đóng tại cung âm.

Thí dụ: Người nam tuổi Giáp Thân (Giáp dương), Mệnh đóng tại cung Tí (dương)

Người nữ tuổi Ất Sửu, Ất (âm), Mệnh đóng tại cung Mão (âm)

Tuy nhiên nếu người nam, Mệnh đóng tại cung dương mà có tuổi âm thì vẫn nghịch lý, cũng vậy, nếu người nữ Mệnh đóng tại cung âm mà có tuổi dương cũng là nghịch lý.

7.Ngũ hành

Khái niệm Ngũ Hành có sau khái niệm Âm Dương.

Con người thời bán khai phải vật lộn với thiên nhiên để giành sự sống nên đã tìm nên cái nguyên lý căn bản cấu tạo nên sự vật để tìm cách thống trị thiên nhiên.

Họ tin rằng năm yếu tố chính tạo nên sự vật là: Kim (sắt), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất) và đặt tên là Ngũ hành.

Mỗi cung của địa bàn có một hành.

  • Các cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi: hành Thổ.
  • Các cung Thân, Dậu: hành Kim.
  • Các cung Dần, Mão: hành Thủy.
  • Các cung Tỵ, Ngọ: hành Hỏa.

Cung có hành riêng, Mệnh có hành riêng.

Tùy theo năm sinh ta tính được Mệnh thuộc hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, hay Thổ.

Ðể ngắn gọn ta gọi hành của Mệnh là Mệnh.

Cục cũng có hành của Cục. Khi nói hành của cục là ý nói cục thuộc hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa hay Thổ. Ðể ngắn gọn, ta gọi hành của Cục là Cục.

Ngũ hành có thể tương sinh như: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc…

Ngũ hành có thể tương khắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Nếu ta coi ngũ hành như năm cánh sao của một ngôi sao, ta có thứ tự sau đây không thay đổi:

Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy, ta thấy rõ những hành nào liền nhau thì tương sinh, còn những hành nào cách nhau thì tương khắc.

8. Mệnh

Hay là số phận tức là những gì trời cho ta khi ta chào đời. Có thuyết nói Mệnh là Quả của cái

Nhân ta đã gieo từ nhiều kiếp trước.

Mệnh là vùng là vùng đất ta rơi vào lúc lọt lòng mẹ. Vùng đất này săn sóc ta, nuôi nấng ta, tốthay xấu, tùy theo những gì trời đã ban cho ta tượng trưng bởi các sao, đặc biệt là chính tinh.

9. Thân

Là cách ứng xử của ta trong cuộc đời để hưởng phú quí hay chịu thống khổ của kiếp nhân sinh.Thân là Ta, là hành động của ta trước cái số phận trời đã an bài.

Có người nói Mệnh ảnh hưởng con người từ nhỏ đến 30 tuổi còn ngoài 30 thì xem ở thân.Nói vậy không đúng hẳn vì ở con người, cái Mệnh phải luôn luôn đi đôi với cái Thân.

Mệnh suy Thân vượng hay Mệnh vượng Thân suy đều không tốt, phải có Thân Mệnh đều tốt thì mới đẹp cả về tinh thần và vật chất được. Nếu trong hai mà có một xấu thì cả hai cùng xấu.

10. Cục

Cục khác với Mệnh. Cục là môi trường xã hội ta sống từ buổi lọt lòng.Cục có hành của cục như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Cục Kim mang số 4 gọi là Kim Tứ Cục, cục Mộc mang số 3, cục Hỏa mang số 6, cục Thủy mang số 2, cục Hỏa mang số 5. Theo quan niệm xưa, người ta canh cứ vào Ngũ hành để đặt tên Cục. Mỗi Cục chỉ là một con sốcủa Ngũ hành như ta thấy ở trên. Chúng tôi đồng ý với quan niệm này nhưng xin đưa ra một khái niệm mới căn cứ vào vị trí của sao Tử vi trong 12 cung mà ấn định Cục (hoàn cảnh xã hội) của từng người

Thí dụ: Tử vi cư Ngọ là vua ngồi trên ngai vàng. “Ðế cư đế vị”. Tử vi thuộc Thổ, cung Ngọ thuộc Hỏa; hỏa sinh Thổ, hoàn cảnh thuận lợi cho con người, xã hội ổn định, trên dưới nghiêm minh.

Một người có cách Tử vi cư Ngọ, dù Mệnh đóng ở bất cứ cung nào thì Cục vẫn là cách “Ðế cư đế vị”, nên người này sinh hoạt, giao dịch với những người quyền quí đàng hoàng. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong những phần sau.

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.