Lập Quẻ Dịch

Lập quẻ Mai Hoa

Nhập thông tin thời gian lập quẻ theo Dương lịch, công cụ sẽ tự động quy đổi ra lịch Âm dương tương ứng.

Việc cần xem:
Ngày lập quẻ: , 
Giờ lập quẻ:   :

Dùng lịch tiết khí để lập quẻ

Mai Hoa Dịch số (chữ Hán: 梅花易數) là một hình thức bói toán được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành, bát quái kết hợp thuyết vận khí, bát quái kết hợp ngũ hành… bằng cách lập quẻ chính, hào động và quẻ biền; căn cứ vào sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được, đo đếm được hoặc giờ, ngày, tháng, năm xảy ra (theo âm lịch).

Thiệu Ung (邵雍) (1011 - 1071), tự là Nghiêu Phu (堯夫), hiệu là Khang Tiết (康節), người đời Bắc Tống (Trung Quốc) đã nghiên cứu và phát triển Dịch học và đã có những đóng góp to lớn. Ông đã dùng bát quái để dự đoán thông tin, sáng tạo ra phương pháp lấy quẻ theo sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được hoặc giờ, ngày, tháng, năm (theo âm lịch) xảy ra; dùng các phép tính cộng - trừ - nhân - chia để lập quẻ; tìm ra hào động; căn cứ sự sắp xếp của âm dương ngũ hành bát quái cùng các phương pháp phân tích vận khí suy vượng, ngũ hành sinh khắc, quẻ thể, dụng cùng với văn từ của Chu Dịch để đoán giải vận hạn, đoán giải sự việc. Bộ sách "Mai Hoa Dịch số" của Thiệu Tử còn lưu lại đến ngày nay và được coi là một trong ba bộ Đại kỳ thư của nền văn hoá Trung Hoa.

Lập quẻ Lục hào

Việc cần xem:

Lần gieo Hào Âm Dương Động
6 Hào Thượng
5 Hào Ngũ
4 Hào Tứ
3 Hào Tam
2 Hào Nhị
1 Hào Sơ

Ngày lập quẻ: , 
Giờ lập quẻ:   :

Cần có 3 đồng tiền xu. Người đến xin quẻ phải trực tiếp gieo đồng tiền. Cách gieo như sau:
→Đặt 3 đồng tiền vào lòng bàn tay trái, bàn tay phải úp lên.
→Để yên 1 phút cho từ trường của con người tác động vào đồng tiền, tập trung tư tưởng nghĩ về việc đang muốn cầu.
→Xóc đồng tiền trong lòng bàn tay. Nam xóc 7 lần, Nữ xóc 9 lần, rồi thả từng đồng ra đĩa. Gieo lặp lại 6 lần. Mỗi lần ghi được 1 hào. Lần lượt ghi từ dưới lên trên, gieo lần 1 là hào 1, lần 2 là hào 2, lần 3 là hào 3.... lần 6 là hào 6.
- Cách ghi các hào như sau: (mặt có 4 chữ nho là mặt ngửa, mặt không có chữ nho là mặt xấp)
→2 đồng ngửa 1 đồng sấp ghi là hào dương (+)
→1 đồng ngửa 2 đồng sấp ghi là hào âm (-)
→3 đồng ngửa ghi là hào âm (-) (động)
→3 đồng xấp ghi là hào dương (+) (động)

Lập quẻ Ngẫu nhiên (giả lập phương pháp bói cỏ thi)

Trước khi lấy quẻ, chọn chỗ sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, thắp 1 nén nhang, ngoảnh mặt về phương Nam và đọc bài khấn sau:

Giả nhĩ Thái phệ hữu thường, giả nhĩ Thái phệ hữu thường!
Mỗ (Tên, chức hiệu người lập quẻ) kim dĩ mề sự vị tri khả phủ,
Viên chất sở nghi vu thần ưu linh,
Cát hung đắc thất, hối lận ưu ngu,
Duy nhĩ hữu thần, thượng minh cáo chi.

Việc cần xem:

Bói bằng cỏ thi là một hình thức bói Dịch, lập quẻ bằng cách sắp các cọng cỏ thi theo một quy tắc riêng.
Bói Dịch nguyên là phép xem bói bằng mai rùa (bói giáp cốt). Xưa kia, các thuật sĩ xem hoa văn trên mai rùa mà suy đoán khí hậu, thời tiết, các điều lành dữ... Về sau, phép bói cỏ thi được dùng thay thế hoặc bổ sung cho phép bói mai rùa.
Phương pháp bói bằng cỏ thi được ghi trong "Hệ từ truyện" (chương IX và chương XI, thiên thượng). Sau này, người ta đơn giản hóa việc lấy quẻ Dịch bằng cách gieo đồng xu (còn gọi là lắc hào).

Sau khi lập được quẻ Dịch với quẻ gốc (quẻ chủ), hào động và quẻ biến (nếu có), người giải đoán căn cứ lời quẻ (thoán từ), lời hào (hào từ) trong Kinh Dịch để luận đoán sự lành dữ, tốt xấu cho đương sự. Lời giải là sự tổng hợp của thoán từ và hào từ của quẻ gieo được, chú trọng nhất là hào động. Ngoài ra cần xét thêm quẻ biến từ hào động và quẻ hỗ. Khi xét quẻ biến thì bỏ đi ý nghĩa của hào tương ứng với hào động. Trong bói toán, tính trực giác của người giải đoán là rất quan trọng cho kết quả giải đoán.

Thiết lập

<